logo

Hình dung hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả (Bài thơ “Đồng dao mùa xuân”)

Câu hỏi: Hình dung hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả (Bài thơ “Đồng dao mùa xuân”)

Trả lời

Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả là hình ảnh người lính tràn đầy khí thế, sực sôi tinh thần yêu nước. Anh ra đi khi chưa một lần được yêu, còn mê thả diều và không thể về khi hòa bình đã lập lại. Ngồi một mình lặng lẽ dưới cội mai vàng rực rỡ, anh trở về với đất mẹ; để lại bao thương nhớ và tiếc nuối.

>>> Xem trọn bộ: Bài Đồng dao mùa xuân SGK 7 trang 39, 40, 41 - Văn Kết nối tri thức

Tóm tắt bài thơ Đồng dao mùa xuân, tìm hiểu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Tóm tắt bài thơ Đồng dao mùa xuân

Bài thơ viết về người lính với những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều… nhưng họ đã bị chiến tranh cướp đi mạng sống, đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước, nằm lại mãi mãi nơi chiến trường không thể trở về nữa.

Hình dung hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả (Bài thơ “Đồng dao mùa xuân”)

Giá trị nội dung

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ 4 chữ, cách chia khổ đặc biệt (có khổ thơ chỉ có 2,3 dòng thơ)

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh, …

icon-date
Xuất bản : 12/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022