logo

Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng phép chiếu gì?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy thêm kiến thức bộ môn Công nghệ 11.


Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng phép chiếu gì?

Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.


Tìm hiểu thêm về phối cảnh


Phối cảnh là gì?

Phối cảnh: Phối cảnh là hình ảnh, hoặc là tạo hình vẽ đúng theo mắt người, dùng để thể hiện các hình ảnh ngoài đời một cách gần đúng trên một bề mặt giấy nhờ vào các quy luật phối cảnh. 

Các quy luật phối cảnh được xây dựng trên một số quy tắc vẽ chặt chẽ. Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mặt phẳng hình chiếu, gặp nhau tại một điểm. Điểm này gọi là điểm tụ.

- Phối cảnh một điểm tụ:

Trong quan điểm một điểm, các đường ngang và dọc chạy qua trường nhìn vẫn song song; vì các điểm biến mất của chúng nằm ở ‘vô cùng’, Horizontals, vuông góc với người xem; biến mất về điểm gần tâm của hình ảnh.

- Phối cảnh hai điểm tụ:

Trong phối cảnh hai điểm tụ, trình xem được định vị sao cho các đối tượng (chẳng hạn như hộp hoặc tòa nhà) được xem từ một góc. Điều này tạo ra hai đường gióng ngang mà giảm dần về phía các điểm biến mất ở các cạnh ngoài của mặt phẳng ảnh; trong khi chỉ các đường thẳng đứng vẫn vuông góc.

Nó hơi phức tạp hơn, vì cả cạnh trước và sau và các cạnh bên của một vật phải được giảm dần về phía các điểm biến mất. Phối cảnh hai điểm thường được sử dụng khi vẽ các tòa nhà trong cảnh quan.

Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng
Phối cảnh hai điểm tụ - Phối cảnh là gì?

- Phối cảnh ba điểm tụ:

Trong phối cảnh ba điểm tụ; người xem đang nhìn lên hoặc xuống để các trục dọc cũng hội tụ trên một điểm biến mất ở trên cùng hoặc dưới cùng của hình ảnh.


Hình chiếu phối cảnh

Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. Trong phép chiếu này, tâm chiếu chính là mắt người quan sát (còn gọi là điểm nhìn), mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng, được gọi là mặt tranh, mặt phẳng nằm sẵn trên đó đặt các vật thể cần biểu diễn được gọi là mặt phẳng, vật thể.

Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt. Mặt phẳng này cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là đường chân trời.

Cách xây dựng hình chiếu phối cảnh của vật thể:

- Mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể là mặt phẳng vật thể

- Tâm chiếu là mắt người quan sát

- Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt

- Mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng được gọi là mặt phẳng hình chiếu hay mặt tranh

- Mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là đường chân trời

Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng (ảnh 2)

- Những hình trên cho thấy đường chân trời đối với những khối gợi sự liên tưởng đến nhà cửa.

- Đường chân trời khi di động tạo nên những góc cạnh khác nhau cho những phong cảnh giống nhau, điều này có thể làm thay đổi hiệu quả việc tìm tòi khi vẽ tranh minh họa.

Hình chiếu phối cảnh thường được đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như nhà cửa, cầu đường, đê đập...

icon-date
Xuất bản : 16/04/2022 - Cập nhật : 28/11/2022