logo

Hg hóa trị mấy?

Lời giải chi tiết, đáp án chính xác cho câu hỏi "Thủy ngân (Hg/0 hóa trị mấy?" và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Hg hóa trị mấy?

- Thủy ngân (Hg) có hai hóa trị: I, II.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Thủy ngân (Hg) dưới đây nhé.


Kiến thức mở rộng về Thủy ngân (Hg)


1. Thủy ngân là gì và ảnh hưởng của chất này tới sức khỏe

Thủy ngân là kim loại nặng, có ánh bạc, có ký hiệu Hg. Ở nhiệt độ thường, Hg tồn tại trạng thái lỏng và dễ bay hơi, lan rộng ra môi trường xung quanh. Được ứng dụng trong nhiệt kế, chế tạo bóng đèn, dung môi trong phòng thí nghiệm, hỗn hợp hàn răng,…

Hg là chất độc hại gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. Theo WHO (tổ chức y tế thế giới) thì chất này là một trong mười nhóm hóa chất độc nhất. Ở dạng kim loại, các hợp chất và muối của Hg rất độc. Khi cơ thể tiếp xúc, hít thở hay nuốt phải các chất trên sẽ gây tổn thương não và gan. 

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học dễ dàng hấp thụ qua da, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa con người. Hợp chất hữu cơ của Hg độc hơn hợp chất vô cơ. Hợp chất độc nhất của Hg là metyl thủy ngân, chỉ cần giọt nhỏ rơi vào da có thể gây tử vong.

Bệnh minamata là dạng ngộ độc chất trên làm hệ thần kinh trung ương tê liệt và nội tiết bị rối loạn, ảnh hưởng tới miệng, hàm mặt, răng. Nhiễm độc kéo dài có thể gây tử vong hoặc dị tật bẩn sinh ngay từ trong bụng mẹ.


2. Tính chất vật lí

-  Kim loại màu trắng, lỏng ở nhiệt độ thường, ở trạng thái rắn dẻo.

-  Thủy ngân có tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt. Kim loại này có hệ số nở nhiệt là hằng số khi ở trạng thái lỏng, Thủy ngân rất độc, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp.

-  Thủy ngân là kim loại nặng có khối lượng riêng là 13,546 g/cm3, có nhiệt độ nóng chảy là -38,8620C và sôi ở 356,660C.


3. Tính chất hóa học

-  Thủy ngân là kim loại có tính khử yếu.

-  Trạng thái oxi hóa phổ biến là +1, +2.

a. Tác dụng với phi kim

Ở điều kiện nhiệt độ cao, Hg tác dụng với một số phi kim (như oxi, halogen,...) riêng lưu huỳnh phản ứng xảy ra trong điều kiện thường (dùng để thu hồi thủy ngân).

Ví dụ: 

Hg + S     HgS

2Hg + O2    2HgO

Hg + Cl2     HgCl2

b. Tác dụng với axit

+ Hg chỉ tác dụng được với các axit có tính oxi hóa mạnh, đặc.

2Hg + 2H2SO4 (đặc, nóng)     Hg2SO4 + SO2  + 2H2O

     Hg + 4HNO3 (đặc, nóng)     Hg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

+ Hg tan trong nước cường toan.

3Hg + 2HNO3 (đặc) + 6HCl (đặc)     3HgCl2 + 2NO + 4H2O

* Lưu ý: Tạo nên hỗn hống (lỏng hoặc rắn) với nhiều kim loại (Na, K, Ca, Ba, Cu, Ag, Au, Zn, Cd, Pb,v.v…), hỗn hống là hợp chất giữa kim loại hoặc hợp  kim.

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022