logo

Hãy viết một đoạn văn ngắn đánh giá công lao của Lý Công Uẩn đối với dân tộc

icon_facebook

Câu hỏi: Hãy viết một đoạn văn ngắn đánh giá công lao của Lý Công Uẩn đối với dân tộc

Lời giải:

Vua Lý Thái Tổ là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam. Vua Lý Thái Tổ được chính sử đánh giá là "khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hoà nhã, có lượng để vương". Nhà vua vốn xuất thân Phật giáo, nhờ thế lực giới Phật giáo mà lên ngôi vua nên rất tôn sùng Đạo Phật và lấy tôn giáo này làm chỗ dựa tỉnh thần cho vương triều. Trong 20 năm trị vì, Lý Thái Tổ cho xây dựng và tu sửa nhiều chùa, đúc nhiều chuông ở kinh thành và các nơi, một lúc độ hàng nghìn người làm tăng đạo. 

Hãy viết một đoạn văn ngắn đánh giá công lao của Lý Công Uẩn đối với dân tộc.

* Vai trò và công lao Lý Công Uẩn trong xây dựng Tổ quốc

Năm 1010, lý công uẩn lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho một thời đại văn minh cường thịnh ở Việt Nam, nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren, sau khi lên ngôi ông tiến hành cải cách trên mọi lĩnh vực, trong đó có cải cách hành chính nhà nước. 

– Về cơ cấu tổ chức hành chính: 

+ Vua Lý Thái Tổ chăm lo xây dựng kinh thành, chỉnh đốn lại việc cai trị đất nước. 

+ Đầu năm 1011, nhà Lý đổi pháp cũ của nhà Tiền Lê làm 24 lộ, đất nước gồm có các cấp hành chính sau: lộ – phủ, huyện, hương – giáp, và cuối cùng là thôn. Lại đặt thêm đạo như đạo Hải Đông, đạo Tuyên Quang, trại Ái Châu, trại Hoan Châu. Và một số châu trại được đặt làm phủ, như: phủ Trường An, phủ Thiên Đức, Phủ Thanh Hóa. 

+ Về hành pháp, đứng đầu triều đình là vua, rồi đến các quan cao cấp; về văn và võ chia làm chính phẩm cấp, và một số cơ quan chuyên trách. + Bộ máy hành chính được thiết lập từ trung ương đến các đơn vị cơ sở. Khu vực hành chính gồm có các bộ và phủ rồi đến huyện và cuối cùng là hương, giáp… 

+ Lý công uẩn tập trung xây dựng nền hành chính thống nhất từ trung ương đến địa phương, tập trung quyền lực triều đình, đứng đầu là vua. Vua là người nắm quyền hành cao nhất về mọi mặt cả; kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo,. Vua được coi là hiện thân của sứ giả ” thể hiện hành đạo”. Mọi tín ngưỡng tôn giáo, thánh thần đều phải đặt dưới quyền vua, vua phong thần cho nhiên thần hay nhân thần, vua ban hành chức sắc tôn giáo… 

+ “Để giúp vua nhăm mọi mặt chính trị, quân sự nhà Lý đặt thêm trung thư sảnh (với các chức trung thu thị lang) và Khu mật sứ ( với các chức tả hữu Khu mật sứ) . Cùng bàn việc với tể tướng có tả hữu tham tri chính sự. Trông coi về việc đàn hặc, giám sát quan lại, có ngự sử đài với các chức tả hữu giám ngự đại phu. Giúp việc tể tướng còn có chức hành khiển đồng trung thư môn hạ hình chương sự. Dưới có thượng thư sảnh với các chức thượng thư sảnh viên ngoại lang. Chức đình úy trông coi việc hình án, chứ đô hộ phủ sĩ sư chuyên xét sử các án còn nghi ngờ. Trông coi các việc trong triều đình còn có nội thị sảnh. Giúp việc soạn các lời chiếu, chế của vua, có Hàn lâm học sĩ”

+ Về ngoại giao: cử người sang trung quốc cầu phong để hòa hảo, nhận sắc phong làm Nam Bình Vương. + Củng cố xây dựng chính quyền trung ương: đắp thành, lập nhiều cung điện, sửa sang phủ và phố, lập cung Long Đức ở ngoài thành cho thái tử để có thể hiểu, thân dân.

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 14/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads