Câu hỏi: Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc
Trả lời:
Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc.
- Giống nhau:
+ Sự nóng chảy và sự đông đặc đều là quá trình chuyển thể giữa thể rắn và thể lỏng.
+ Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc thì nhiệt độ của vật không thay đổi.
+ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là các giá trị xác định.
+ Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Tức là nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
- Khác nhau:
+ Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
+ Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
+ Nóng chảy và đông đặc là hai quá trình ngược nhau
Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về sự nóng chảy và sự đông đặc, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
- Đông đặc là một quá trình chuyển trạng thái khi một chất chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn khi nhiệt độ của nó giảm xuống dưới nhiệt độ đông đặc.
- Đối với hầu hết các chất, quá trình nóng chảy và đông đặc xảy ra ở cùng một nhiệt độ; Tuy nhiên, một số chất có nhiệt độ chuyển trạng thái rắn-lỏng khác nhau.
- Ví dụ thạch cho thấy có độ trễ giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc. Nó nóng chảy tại 85 °C (185 °F) và đông đặc từ 32 °C đến 40 °C (89.6 °F đến 104 °F).
- Nóng chảy là một quá trình vật lý đặc trưng với quá trình chuyển đổi của một chất chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Nóng chảy xảy ra khi nội năng của chất rắn tăng lên, thường là do nhiệt hoặc áp suất đẩy nhiệt độ của chất rắn đến nhiệt độ nóng chảy.
- Ở nhiệt độ nóng chảy, trật tự của các ion hoặc phân tử trong chất rắn bị giảm xuống thành trạng thái kém trật tự hơn, và chất rắn tan chảy trở thành chất lỏng.
- Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.
- Các chất rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nến,…) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- Đối với đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. (Riêng nước đá lại có khối lượng riêng nhỏ hơn so với nước).
- Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sáng thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Hầu hết các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định.
- Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó. Các chất khác nhau thì nhiệt độ đông đặc khác nhau.
Nhiệt độ nóng chảy vó vai trò rất lớn trong cả khoa học, vật lý và nền công nghiệp hiện nay.
- Trong lĩnh vực nghiên cứu
Đối với lĩnh vực khoa học và vật lý, nhiệt độ nóng chảy giúp các nhà nghiên cứu nhận diện được một chất kim loại thông qua điểm nóng chảy của nó. Xác định được kim loại đó là gì? Biết kim loại nào có nhiệt độ thấp nhất. Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Hoặc xây dựng những ứng dụng liên quan đến nhiệt độ nóng chảy của vật liệu. Từ đó ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau một cách hiệu quả. Như luyện kim, chế tạo, gia công cơ khí, đúc kim loại, làm khuôn, và các lĩnh vực khác phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Đối với gia công cơ khí
Đối với ngành cơ khí, việc nắm được nhiệt độ nóng chảy của các chất có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp việc gia công, chế tạo sản phẩm được đơn giản hơn. Các chuyên gia có thể tính toán thời gian đổ khuôn, nung chảy, đông đặc của sản phẩm một cách chính xác. Điều này giúp công việc sản xuất cơ khí được hiệu quả. Đồng thời, mang tới những giải pháp dự phòng cần thiết cho công việc của mình để xử lý những trường hợp khẩn cấp.
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại sẽ phục vụ nhiều trong lĩnh vực gia công cơ khí
Ngoài ra, nhiệt độ nóng chảy của các loại hợp kim còn có ý nghĩa quan trọng khác. Nó ảnh hưởng tới độ bền kéo, trọng lượng riêng cũng như khả năng kháng oxy hóa của vật liệu… Khi thiết kế hoặc gia công một sản phẩm. Các kỹ sư sẽ xem xét các tính năng này của kim loại có phù hợp để làm sản phẩm như dự định hay không? Chính vì thế, yếu tố này có vai trò rất lớn nhằm lựa chọn ra được vật liệu gia công phù hợp.