logo

Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo một CSDL mới?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo một CSDL mới?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Tin học 12 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo một CSDL mới?

(1) Chọn nút Create  ( 2) Chọn File → New  (3) Nhập tên cơ sở dữ liệu (4) Chọn Blank Database

A. (2) → (4) → (3) →(1)   

B. (2) →(1) →(3) →(4)

C. (1) → (2) → (3) → (4)

D. (1) → (3) → (4) → (2)

Trả lời: 

Đáp án đúng : A  (2) → (4) → (3) →(1) 

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ các em nhé!


Kiến thức tham khảo về các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ


1. Cơ sở dữ liệu quan hệ

a. Khái niệm

- Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ gọi là cơ sở dữ liệu quan hệ.

- Hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ gọi là hệ QTCSDL quan hệ.

b. Các đặc trưng của một quan hệ

Một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ có các đặc trưng chính sau:

- Mỗi quan hệ có tên để phân biệt với các quan hệ khác;

- Các bộ là duy nhất và không phân biệt thứ tự;

- Mỗi thuộc tính có tên phân biệt và không phân biệt thứ tự;

- Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.

+ Thuộc tính đa trị: 1 thuộc tính tương ứng trong nhiều bộ giá trị;

+ Phức hợp: Một thuộc tính có 2 giá trị.

Lưu ý:

- Quan hệ là bảng;

- Thuộc tính là trường (cột);

- Bộ là bản ghi (hàng).


2. Khóa và liên kết giữa các bảng

- Khóa: Khóa của một bảng là một tập gồm một hay một số thuộc tính của bảng phân biệt được các cá thể.

- Khoá chính:

  • Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính.
  • Khi nhập dữ liệu cho một bảng, giá trị của mọi bộ tại khóa chính không được để trống.

* Chú ý:

  • Mỗi bảng có ít nhất một khóa. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ lôgic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị của các dữ liệu.
  • Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất.

- Liên kết: Thực chất sự liên kết giữa các bảng là dựa trên thuộc tính khóa. Chẳng hạn thuộc tính số thẻ là khóa của bảng người mượn xuất hiện lại ở bảng mượn sách đó tạo nên liên kết giữa 2 bảng này.


3. Tạo lập CSDL

- Tạo bảng: Để tạo một bảng ta cần phải khai báo cấu trúc bảng bao gồm các bước:

+ Đặt tên trường.

+ Chỉ định kiểu dữ liệu cho trường.

+ Khai báo kích thước của trường.

+ Chọn khóa chính cho bảng bằng cách để hệ QTCSDL tự động chọn hoặc ta xác định khóa thích hợp trong các khóa làm khóa chính.

+ Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng.

+ Ví dụ giao diện tạo bảng:

Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo một CSDL mới?

 Tạo liên kết: Tạo liên kết giữa các bảng trong CSDL.


 4. Cập nhật dữ liệu

- Sau khi tạo cấu trúc ta có thể nhập dữ liệu cho bảng. Thông thường việc nhập dữ liệu được thực hiện từ bàn phím. Quá trình cập nhật đảm bảo một số ràng buộc toàn vẹn đã được khai báo.

- Phần lớn các hệ QTCSDL cho phép tạo ra biểu mẫu nhập dữ liệu (hình 2) để việc nhập dễ dàng hơn, nhanh hơn và hạn chế khả năng nhầm lẫn.

- Dữ liệu nhập vào có thể được chỉnh sửa, thêm, xoá:

+ Thêm bản ghi bằng cách bổ sung một hoặc một vài bộ dữ liệu vào bảng

+ Chỉnh sửa dữ liệu là việc thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ.

+ Xoá bản ghi là việc xoá một hoặc một số bộ của bảng.

Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo một CSDL mới? (ảnh 2)

 5.Khai thác CSDL

a. Sắp xếp các bản ghi

- Một trong những việc mà một hệ QTCSDL thường phải thực hiện là tổ chức hoặc cung cấp phương tiện truy cập các bản ghi theo một trình tự nào đó.

- Ta có thể hiển thị trên màn hình hay in ra các bản ghi theo trình tự này.

- Các bản ghi có thể được sắp xếp theo nội dung của một hay nhiều trường.

- Ví dụ:Có thể xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái của trường tên (hình 3), hoặc theo thứ tự giảm dần của ngày sinh:

Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo một CSDL mới? (ảnh 3)
 Dữ liệu được sắp xếp tên theo bảng chữ cái ​

b. Truy vấn CSDL

* Truy vấn là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người dùng.
* Để phục vụ được việc truy vấn CSDL, thông thường các hệ QTCSDL cho phép nhập các biểu thức hay các tiêu chí nhằm các mục đích sau:

- Định vị các bản ghi;

- Thiết lập liên kết giữa các bảng để kết xuất thông tin;

- Liệt kê một tập con các bản ghi hoặc tập con các trường;

- Thực hiện các phép toán;

- Thực hiện các thao tác quản lí dữ liệu khác.

* SQL là một công cụ mạnh trong các hệ QTCSDL quan hệ thông dụng hiện nay. Nó cho phép người dùng thể hiện truy vấn mà không cần biết nhiều về cấu trúc CSDL.

c. Xem dữ liệu

Thông thường các hệ QTCSDL cung cấp nhiều cách xem dữ liệu:

- Có thể xem toàn bộ bảng, tuy nhiên với những bảng có nhiều trường và kích thước trường lớn thì việc xem toàn bộ bảng khó thực hiện, màn hình chỉ có thể hiển thị một phần của bảng.

- Có thể dùng công cụ lọc dữ liệu để xem một tập con các bản ghi hoặc một số trường trong một bảng.

- Các hệ QTCSDL quan hệ quen thuộc cũng cho phép tạo ra các biểu mẫu để xem các bản ghi. Các biểu mẫu này giống với các biểu mẫu nhập dữ liệu về mặt thiết kế, chỉ khác là chúng được sử dụng để hiển thị dữ liệu sẵn có chứ không phải để tiếp nhận dữ liệu mới. Ta có thể tạo ra các chế độ hiển thị dữ liệu đơn giản, dễ hiểu, chỉ hiển thị mỗi lần một bản ghi. Dùng các biểu mẫu phức tạp có thể hiển thị các thông tin có liên quan được kết xuất từ nhiều bảng.

Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo một CSDL mới? (ảnh 4)
Ví dụ về biểu mẫu hiển thị dữ liệu​

d. Kết xuất báo cáo

- Thông tin trong một báo cáo được thu thập bằng cách tập hợp dữ liệu theo các tiêu chí do người dùng đặt ra.

- Báo cáo thường được in ra hay hiển thị trên màn hình theo khuôn mẫu định sẵn.

- Cũng như biểu mẫu, báo cáo có thể xây dựng dựa trên các truy vấn.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2022 - Cập nhật : 18/03/2022