logo

Hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành?

Câu hỏi: Hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành?

Lời giải:

Các loại hồ theo nguồn gốc hình thành:

- Hồ núi lửa: hình thành từ hoạt động của núi lửa.

Ví dụ: Hồ núi lửa Qui-lo-toa (Ê-cu-a-đo)

- Hồ kiến tạo: nguồn gốc từ mảng kiến tạo di chuyển tạo ra  các nơi sụt lún, nứt vỡ 

Ví dụ: Hồ Bai-can (Liên bang Nga)

- Hồ móng ngựa: xuất hiện  do các khúc sông bị tách ra khỏi sông chính, sau khi chyển dòng 

Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội)

- Hồ băng hà: sinh ra từ các hố lõm do các khối đá được sông băng cổ mang theo bào mòn mặt đất bên dưới. 

Ví dụ: Hệ thống Ngũ Hồ (Biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-đa)

Hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành?

- Hồ nhân tạo: do con người tạo nên.

Ví dụ: Hồ thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình)

Những bí ẩn xung quanh Baikal- Hồ nước ngọt sâu nhất hành tinh

Nằm ở miền đông Siberia của nước Nga, Baikal là một kỳ quan thiên nhiên độc đáo và mang vẻ đẹp có một không hai trên thế giới. Rất nhiều bài hát, bài thơ, bài dân ca nổi tiếng viết về vùng hồ này. Nhưng ẩn sâu bên trong vẻ đẹp ấy là sự bí hiểm. Ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy hồ Baikal, những bí ẩn vẫn luôn khiến giới khoa học bị ám ảnh.

Trước thế kỷ XVII hồ có tên là “Lamu”, theo ngôn ngữ Evenk có nghĩa là “Biển”. Sau này, hồ được người Buryati gọi là “Baigal” và để nghe thuận tai với cách nói của người Nga hơn, chữ “G”được đổi thành chữ “K”. Cái tên Baikal theo ý nghĩa và âm tiết của tiếng Arab còn có nghĩa là “Biển hồ vô vàn giọt nước mắt”.

Nằm nép mình trong vùng Siberia hoang dã là hồ Baikal rộng lớn, có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ. Vẻ đẹp tĩnh lặng hiếm thấy của Baikal được người ta ví như “Hòn Ngọc của nước Nga”.

Đây là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. Đáy hồ có điểm nằm ở độ sâu lên tới 1.642m. Đồng thời hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm.

Rộng 31.722km2 và được coi như chốn thiên đường nghỉ dưỡng, cảnh vật quanh hồ luôn giữ được vẻ nguyên sơ như thuở ban đầu. Mặt hồ giống như chiếc gương khổng lồ soi bóng những núi đá hùng vĩ trùng trùng lớp lớp bạch dương nối đuôi nhau. Làn nước màu xanh ngọc bích trong vắt tới mức ở độ sâu hàng chục mét vẫn có thể nhìn thấy đá cuội và sinh vật dưới lòng hồ.

Hồ Baikal còn sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú, là nhà của hơn 2.500 loài động thực vật, trong đó có đến 2/3 loài chỉ cư trú và sinh trưởng tại đây. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng gồm loài hải cẩu có tên gọi nerpa Baikal, loài cá Golomianka độc đáo với thân mình trong suốt và không đẻ trứng như cá thông thường mà đẻ ra cá con.

icon-date
Xuất bản : 18/07/2022 - Cập nhật : 17/11/2023