logo

Dựa vào hình 10.2, hãy phân tích yếu tố nhiệt: Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất. Biên độ nhiệt độ năm?

Câu hỏi: Dựa vào hình 10.2, hãy phân tích yếu tố nhiệt: Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất. Biên độ nhiệt độ năm?

Lời giải:

Dựa vào hình 10.2, hãy phân tích yếu tố nhiệt: Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất. Biên độ nhiệt độ năm?

Trạm khí tượng

Hà Nội (Việt Nam)

U-pha (LB Nga)

Va-len-ti-a (Ai-len)

Yếu tố nhiệt độ (0C)
Tháng cao nhất 30 oC (tháng 6)

20 oC (tháng 7)

17 oC (tháng 8)

Tháng thấp nhất

17 oC (tháng 1)

-14 oC (tháng 1)

oC (tháng 2)

Biên độ nhiệt

13 oC

34 oC

9 oC

Yếu tố lượng mưa (mm)
Tổng lượng mưa

1694

584

1416

Chế độ mưa Hai mùa rõ rệt (mùa mưa, mùa khô) Mưa nhỏ nhưng quanh năm Mưa nhiều vào thu - đông
Tháng mưa nhiều

Tháng 5-9 

    Tháng 6-8, 10-12

Tháng 8-3

Tháng mưa ít

Tháng 10-4

Tháng 1-5, 9

Tháng 4-7

Mời bạn đọc tìm hiểu về sự phân hóa chế độ mưa trên các vùng lãnh thổ nước ta

Chế độ mưa trên các vùng lãnh thổ nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian thời gian chủ yếu do tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình, Việt Nam có hai mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ mưa chủ yếu do tác động của Tín phong bán cầu Bắc gây mưa cho Trung bộ – khô nóng cho Tây Nguyên, Nam Bộ, hoạt động của gió mùa hai mùa gió có tác động khác nhau, vị trí địa lí và địa hình (gần hay xa biển, kết hợp với gió mùa.

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Tính chất nhiệt đới: Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C (trừ vùng núi cao). Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.

+ Lượng mưa, độ ẩm lớn: Lượng mưa trung bình năm cao, từ 1500 đến 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 – 4000mm. Độ ẩm không khí cao trên 80%.

– Gió mùa

+ Việt Nam có hai mùa gió chính: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

+ Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc (thường gọi là gió mùa Đông Bắc).

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn.

+ Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.

+ Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

– Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.

icon-date
Xuất bản : 18/07/2022 - Cập nhật : 16/11/2023