logo

Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện

Đoạn trích gió lạnh đầu mùa trích từ truyện ngắn cùng tên đã mang đến cho người đọc bức tranh về tình người ấm áp trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Toploigiai sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về đoạn trích qua bài Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện dưới đây


1. Dàn ý Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện

- Giới thiệu qua về đoạn trích “Gió lạnh đầu mùa”

- Nguyên nhân mẹ Sơn và mẹ Hiên gặp nhau: Do Sơn và chị lấy áo bông cho Hiên mà không xin phép mẹ, Hiên cũng nhận áo của chị em Sơn cho. Mẹ Hiên đã dắt Hiên sang nhà Sơn để trả lại áo

- Cách ứng xử của mẹ Hiên: Không cho con nhận đồ của người khác, mang áo trả => Lòng tự trọng cao, dạy con “Giấy rách phải giữ lấy lề”

- Cách ứng xử của mẹ Sơn: Cho mẹ Hiên vay tiền để mua áo cho Hiên, ôm hai con vào lòng âu yếm => Tự hào về hai con, cách cư xử đầy tình nghĩa với hàng xóm khi họ gặp khó khăn

=> Cả hai đều là những người mẹ tuyệt vời và có cách cư xử đúng đắn

>>> Tham khảo: Tác giả Thạch Lam - Gió lạnh đầu mùa trang 74 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)


2. Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện

Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện

Mẫu 1:

Đoạn trích “Gió lạnh đầu mùa” trích đoạn cuối của truyện ngắn cùng tên do nhà văn Thạch Lam sáng tác đã mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Đặc biệt có lẽ là cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của chuyện. Nhà Sơn là một nhà khá giả, còn nhà Hiên thì nghèo, cơn gió lạnh mùa đông đến, khi Sơn và chị thấy Hiên không có áo mặc đã lén mẹ lấy cho Hiên một chiếc áo bông, mẹ Hiên không cho con lấy và dắt Hiên sang nhà trả đồ và nói chuyện với mẹ Sơn. Cách ứng xử của mẹ Hiên thể hiện cách sống “Giấy rách phải giữ lấy lề”, tuy gia cảnh khó khăn nhưng không cho phép con tùy tiện nhận đồ không của người khác , dạy con phải có lòng tự trọng, không thể bị vật chất che mắt. Còn mẹ Sơn sau khi biết chuyện đã nhận lại áo nhưng lại cho mẹ Hiên vay tiền để mua áo cho Hiên, rồi ôm hai con vào lòng mà nói: "Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?" Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy mẹ Sơn rất tự hào về hai con dù không nói rõ ra. Bà còn là người rất tốt bụng, giúp đỡ láng giềng khi họ gặp khó khăn. Cả hai người mẹ trong chuyện đều là những người mẹ tuyệt vời.

Mẫu 2:

Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” chính là đoạn cuối của truyện “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam, xuất bản năm 1937. Đoạn trích kể lại việc cậu bé Sơn là con của một nhà khá giả đã cùng chị lấy áo mang cho cô bé hàng xóm tên Hiên một chiếc áo bông vì thấy nhà Hiên nghèo, không có áo ấm mặc khi cơn gió đông bắc đầu mùa về. Nhưng mẹ Hiên đã dẫn Hiên tới nhà nói chuyện với mẹ Sơn và trả mẹ Sơn áo. Cách ứng xử của mẹ Hiên thể hiện bà là một người có lòng tự trọng cao, không vì nghèo khổ, thiếu thốn mà cho con tùy tiện nhận đồ của người khác.  Còn mẹ Sơn, sau khi biết chuyện đã cho mẹ Hiên vay tiền để mua áo cho Hiên, rồi kéo hai con vào lòng âu yếm nói rằng: "Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?", cách cư xử của mẹ Sơn cũng thật đẹp. Bà tự hào vì hai con của mình biết thương người, bà cũng thể hiện hành động đầy tình nghĩa khi giúp đỡ hàng xóm lúc khó khăn. Chắc chắn được hai người mẹ tốt như vậy dạy bảo, lớn lên chị em Sơn và Hiên đều sẽ trở thành người tốt, giúp ích cho xã hội và làm mẹ tự hào.

------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện. Hi vọng qua bài văn mẫu này các bạn đã hiểu rõ hơn về tác phẩm. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 30/10/2022 - Cập nhật : 04/09/2023