logo

Câu 7 trang 15 SBT Địa Lí 8: Hãy nêu một ví dụ cụ thể về việc khai thác và sử dụng khoáng sản chưa hợp lí ở nước ta.

Bài 3. Khoáng sản Việt Nam

Câu 7 trang 15 SBT Địa Lí 8: Hãy nêu một ví dụ cụ thể về việc khai thác và sử dụng khoáng sản chưa hợp lí ở nước ta.

Lời giải ngắn nhất

- Ví dụ việc khai thác cát: Nhu cầu cát xây dựng tăng cao do sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng.

Hoạt động khai thác cát diễn ra tràn lan, khai thác cả cát lòng sông, cát ven biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ra nhiều vụ sạt lở do khai thác cát trái phép xảy ra dẫn đến thiệt hại về người và tài sản. Từ đó gây ôi nhiễmm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái , gây sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn và mất cảnh quan thiên nhiên ảnh hưởng đến sản suất nông, lâm, ngư nghiệp và đời sống người dân.

Lời giải chi tiết

(*) Tham khảo:

- Việc khai thác than: từ năm 2000 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng. Song vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trường là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 – 10 m3 đất phủ, thải từ 1 – 3 m3nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả…

- Trong khai thác mỏ kim loại, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

- Hoạt động khai thác cát diễn ra trên toàn bộ hệ thống sông suối ở nước ta. Tại miền Nam có tới 120 khu vực được UBND các tỉnh cấp phép khai thác cát xây dựng, khối lượng cát đã khai thác từ những con sông lớn như Đồng Nai – Nhà Bè, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, sông Tiền và sông Hậu… kể từ năm 1990 đến nay lên tới 100 triệu m3. Hậu quả môi trường mà các tỉnh này đang phải gánh chịu là làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông, nhất là ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã và đang sạt lở nặng nề nhất.

icon-date
Xuất bản : 20/06/2024 - Cập nhật : 20/06/2024