Câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của một số hành tinh trong hệ Mặt Trời
Lời giải:
- Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh: được cấu tạo chủ yếu từ đá và kim loại.
- Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh: có thành phần chính từ băng, nước, ammonia và methane.
- Mộc tinh và Thổ tinh: được cấu tạo chủ yếu từ khí helium và khí hydrogen.
* Hệ Mặt trời và các hành tinh
Cấu trúc tổng thể của những vùng trong Hệ mặt trời gồm bốn hành tinh vòng trong tương đối nhỏ được bao xung quanh bởi một vành đai các tiểu hành tinh đá, bốn hành tinh khí khổng lồ được bao xung quanh bởi vành đai Kuiper chứa các thiên thể băng đá. Các nhà thiên văn học đôi khi không chính thức chia cấu trúc Hệ mặt trời thành các vùng tách biệt. Hệ mặt trời bên trong bao gồm bốn hành tinh đá và vành đai tiểu hành tinh chính. Hệ mặt trời bên ngoài nằm bên ngoài vành đai tiểu hành tinh chính, bao gồm bốn hành tinh khí khổng lồ. Từ khi khám phá ra vành đai Kuiper, phần bên ngoài của Hệ mặt trời được coi là một vùng riêng biệt chứa các vật thể nằm bên ngoài Sao Hải Vương.
Trọng lượng của Mặt trời vượt quá khối lượng của các mặt trời khác gần 750 lần. Lực hấp dẫn của Mặt trời cho phép nó chứa 8 hành tinh xung quanh nó. Tên của chúng: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Tất cả chúng đều xoay quanh mặt trời theo một quỹ đạo nhất định. Mỗi hành tinh đều có hệ thống vệ tinh riêng. Trước đây, một hành tinh khác quay quanh mặt trời là Sao Diêm Vương. Nhưng các nhà khoa học hiện đại trên cơ sở các dữ kiện mới đã tước bỏ địa vị của một hành tinh sao Diêm Vương.
Trong số 8 hành tinh, sao Mộc là hành tinh lớn nhất. Đường kính của nó là khoảng 142.800 km. Đường kính này gấp 11 lần đường kính Trái đất. Các hành tinh gần Mặt trời nhất được coi là hành tinh trên mặt đất, hoặc hành tinh bên trong. Chúng bao gồm sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa. Giống như Trái đất, chúng được cấu tạo từ các kim loại cứng và silicat. Điều này cho phép chúng khác biệt đáng kể so với các hành tinh khác nằm trong hệ mặt trời.
* Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của một số hành tinh
Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh
Những hành tinh thuộc nhóm Trái Đất gồm : Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất và Hỏa tinh. Đó là các hành tinh "nhỏ", nhưng là các hành tinh rắn, có khối lượng riêng tương đối lớn. Tuy nhiên mỗi hành tinh trong nhóm chỉ có rất ít hoặc không có vệ tinh, chúng ở gần Mặt Trời nên nhiệt độ bề mặt tương đổi cao.
Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh
Sao Hải Vương có cấu tạo tương tự như sao Thiên Vương, nhưng lại khác biệt với những hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc và sao Thổ. Khí quyển của sao Hải Vương chứa thành phần cơ bản là hiđrô và heli, cùng một số ít các hidrocarbon và có lẽ cả nitơ, tương tự như của sao Mộc hay sao Thổ. Tuy nhiên khí quyển của nó chứa tỷ lệ lớn hơn các phân tử “băng” như nước, amoniac, và methane. Do đó các nhà thiên văn thỉnh thoảng phân loại sao Thiên Vương và sao Hải Vương thành các hành tinh băng đá khổng lồ để nhấn mạnh sự khác biệt này.
Mộc tinh và Thổ tinh
Những hành tinh thuộc nhóm Mộc tinh gồm : Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh và Thiên Vương tinh, chúng là các hành tinh "lớn", có kích thước lớn, khối lượng lớn, nhưng khối lượng riêng nhỏ. Chúng là một khối khí hoặc một nhân rắn hoặc lỏng, bao bọc xung quanh là các lớp khí rất dày. Chúng có rất nhiều vệ tinh.
>>> Tham khảo: Em hãy tìm hiểu: Từ xa xưa, con người đã sử dụng các máy cơ như thế nào trong quân sự?