Câu hỏi: Dựa vào chiều quay của Trái Đất, hãy thảo luận để rút ra kết luận về chiều chuyển động và sự mọc, lặn của Mặt Trời hằng ngày
Lời giải:
Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ phía Tây sang phía Đông, chúng ta quan sát Mặt Trời từ Trái Đất đang quay nên ta thấy Mặt Trời chuyển động theo chiều ngược lại, tức là mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.
* Chiều chuyển động của Mặt Trời
Chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều từ Tây sang Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết một năm. Chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó: Trái Đất chuyển động quanh mình nó ngược chiều kim đồng hồ theo chiều từ Tây sang Đông. Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh mình nó là 24 giờ.
Hình khối cầu của Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa sinh ra ngày và đêm. Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất dần lớn lên. Đồng thời , nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, do đó ta có cảm giác Mặt Trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây. Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái đất tự quay quanh trục: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt của trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng. Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24 giờ. Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24 giờ.
* Sự mọc, lặn của Mặt Trời hằng ngày
Để hình dung được sự mọc và lặn hằng ngày của Mặt Trời, chúng ta sử dụng mô hình sau: Gắn mô hình người vào mô hình Trái Đất. Bật đèn và điều chỉnh sao cho mô hình người bắt đầu có ánh sáng đèn chiếu vào. Đó là lúc Mặt Trời mọc ở phía đông. Quay từ từ mô hình Trái Đất theo chiều từ phía tây sang phía đông. Quá trình đó tương ứng với Mặt Trời lên cao dần và cao nhất trên bầu trời vào lúc trưa. Tiếp tục quay từ từ mô hình Trái Đất theo chiều từ phía tây sang phía đông. Khi người không còn nhận được ánh sáng đèn chiếu vào nữa là lúc Mặt Trời lặn ở phía tây.
Chắc hẳn rằng tất cả chúng ta đều đã nhìn thấy mặt trời và sự chuyển động của nó. Nhưng có khi nào bạn đặt ra câu hỏi mặt trời đang di chuyển như thế nào mà cứ mỗi giờ lại ở một tọa độ khác nhau như vậy không? Trong môn địa lý đã lý giải cho chúng ta về câu trả lời này theo khía cạnh lý thuyết nhất dựa theo những nghiên cứu khoa học. Ở đây có bao nhiêu bạn lái xe đi làm buổi sáng vào một ngày đầu xuân, đứng cạnh cây cột đèn mà nhìn lên trời cao thấy không thể nhìn thấy được mặt trời như quả cầu lửa đỏ hồng mà thay vào đó chỉ là một luồng sáng cực mạnh hòng thiêu đốt nhãn cầu bất cứ ai nếu muốn đối diện nó. Nhưng đây sẽ không phải vấn đề triền miên mà chỉ có 2 ngày là xuân phân và thu phân thì mặt trời mới mọc chính xác ở phía đông, còn những ngày còn lại thường mọc lệch hơn về hướng nam của phía đông một chút và khi lặn cũng sẽ như vậy. Bởi sự tự quay quanh trục của trái đất nên dù ở bán cầu nào thì chúng ta cũng sẽ có chung cầu trả lời mặt trời luôn mọc ở hướng đông.
Ở những thời điểm khác, mặt trời thường mọc và lặn xa với quỹ đạo ban đầu nên sẽ có sự chênh lệch dần theo thời gian. Chẳng hạn, vào ngày hạ chí thì mặt trời sẽ mọc xa về phía Đông Bắc, lặn xa về hướng tây. Còn vào ngày đông chí thì mặt trời sẽ mọc ở Hướng Đông nam và lặn ở hướng Tây Nam.