Câu trả lời chính xác nhất: Ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố như:
- Hà Nội sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà tây và một số xã của tỉnh Vĩnh Phúc để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.
- Ở TP hồ Chí Minh: Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ Quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
- Ở Tuyên Quang: Việc mở rộng thành phố Tuyên Quang trên cơ sở sáp nhập thêm một số xã của huyện Yên Sơn (xã Kim Phú, Mỹ Lâm,..).
Trên đây là những ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố, cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về đô thị hóa là như thế nào nhé!
Quá trình đô thị hoá thể hiện ờ việc mở rộng quy mô các thành phố và sự lan toả lối sống thành thị về các vùng nông thôn. So với nhiều nước trên thế giới nước ta còn ở trình độ đô thị hoá thấp. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.
Biểu hiện của đô thị hóa là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của cư dân đô thị. Quá trình này bao gồm sự thay đổi về lực lượng sản xuất, trước hết là sự phân bổ dân cư, trong kết cấu nghề nghiệp, xã hội,…Đó là quá trình tập trung tăng cường phân hóa các hoạt động đô thị và nâng cao tỷ lệ dân thành thị trên các quốc gia toàn thế giới.
>>> Tham khảo: Đô thị hóa là một quá trình
- Gia tăng dân số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị: Đầu thế kỷ 19, chỉ có 3% nhân loại sống trong khu vực đô thị, chiếm khoảng 29,3 triệu người, vào đầu thế kỷ 20 là 13,6% với 220 triệu người. Đến năm 1930, thế giới có khoảng 415 triệu người sống trong khu vực đô thị, chiếm khoảng 1/5 tổng dân số thế giới. Bắt đầu từ đây, đô thị hóa không chỉ diễn ra nhanh mà còn rộng khắp trên thế giới.
- Sự tập trung dân cư thành phố lớn: Trong vòng 50 năm từ đầu đến giữa thế kỷ XX, số thành phố tăng lên từ 360 đến 962 thành phố, trong đó thành phố mới triệu dân là 75. Qúa trình đô thị hóa làm cho thế giới xuất hiện nhiều đô thị cực lớn, dân cư tập trung đông đúc tại các thành phố lớn.
- Gia tăng diện tích đô thị, phát triển mạng lưới đô thị: Đô thị ngày càng chiếm nhiều diện tích trái đất, hiện nay diện tích các đô thị khoảng 3 triệu km2, tức 2% diện tích các lục địa và 13% diện tích đất có giá trị sử dụng cao. Số lượng đô thị đang tăng lên nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Quá trình phát triển đô thị đã tạo nên những vùng đô thị hóa cao độ như chuỗi đô thị từ Boston đến Washington D.C Hoa Kỳ dài 750km, chuỗi đô thị từ Tokyo đến Osaka (Nhật Bản), chuỗi đô thị từ Bắc Kinh đến Thiên Tây hay vành đai đô thị đồng bằng Châu Giang,…
- Lối sống đô thị ngày càng được phổ biến: Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, lối sống thành thị ngày càng được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng lớn đến cư dân. Lối sống của người dân nông thôn đang có sự thay đổi, giống với lối sống thành thị. Nguyên nhân là do sự phát triển của thông tin đại chúng làm cho lối sống đô thị ngày càng phổ biến hơn.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa: Quá trình chuyển dịch lao động từ các hoạt động dựa trên nền tảng khai thác tài nguyên thiên nhiên (nông - lâm - ngư nghiệp) sang các hoạt động và chế biến như công nghiệp chế biến, xây dựng cơ bản, thương mại, tài chính,…
>>> Tham khảo: Tìm hiểu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất và sinh hoạt ở địa phương em
Ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố như:
- Hà Nội sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà tây và một số xã của tỉnh Vĩnh Phúc để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.
- Ở TP hồ Chí Minh: Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ Quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
- Ở Tuyên Quang: Việc mở rộng thành phố Tuyên Quang trên cơ sở sáp nhập thêm một số xã của huyện Yên Sơn (xã Kim Phú, Mỹ Lâm,..).
* Tác động tích cực:
- Có thể nói quá trình đô thị hóa là đòn bẩy lớn nhất trong công cuộc mở cửa hội nhập của đất nước với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
- Tạo sức hút mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng trên phạm trong và ngoài nước.
- Mang đến hàng ngàn cơ hội nghề nghiệp cho các doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước. Giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho nhân công lao động trên cả nước. Ngoài ra, quá trình này sẽ giúp cho người dân lao động tăng thu nhập lên mức khá.
- Những hoạt động trước kia chưa thực sự phát triển hoặc chưa khai thác hết tiềm năng này sẽ được đưa vào áp dụng các phương pháp tiên tiến khoa học nhất nhằm khai thác tối đa tiềm năng cho ngành nghề dịch vụ đó.
- Tạo nên thị trường kinh tế mở, các chủ đầu tư có sân chơi lớn hơn thoải mái và tự doa trong đầu tư và phát triển không không bị phụ thuộc nhà nước. Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa cũng tạo nên thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng hơn.
- Hội nhập thế giới điện tử 4.0 gắn kết thế giới trong thời gian ngắn.
* Tác động tiêu cực:
- Tốc độ đô thị hóa nhanh gây sức ép lên môi trường, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và ô nhiễm khí thải ngày càng nghiêm trọng.
- Tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và cạn kiệt.
- Bên cạnh đó là tệ nạn xã hội, trật tự an toàn người dân bị đe dọa.
------------------------------------
Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố. Bài viết đã nêu chi tiết đặc điểm, tác động của quá trình đô thị hóa giúp bạn hiểu câu hỏi hơn. Chúc bạn học tốt!