logo

Hãy kể tên những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu. Địa vị của các giai cấp này trong xã hội như thế nào?

icon_facebook

Khái quát về xã hội phong kiến phương Tây

Được hình thành muộn hơn (từ thế kỷ V đến khoảng thế kỷ X), phát triển trong giai đoạn từ thế kỷ XI đến khoảng thế kỷ XV, kết thúc sớm hơn, rơi vào khủng hoảng suy vong (từ thế kỷ XIV đến khoảng thế kỷ XV) nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

Hãy kể tên những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu. Địa vị của các giai cấp này trong xã hội như thế nào

Những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu

- Những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu là tư sản và vô sản.

+ Giai cấp tư sản: Những thợ cả, thương nhân, quí tộc mới, chủ công trường thủ công, chủ trang trại, chủ ngân hàng: Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa, chi phối toàn bộ xã hội.

+ Giai cấp vô sản: là những người làm thuê, bán sức lao động. Họ không có địa vị trong xã hội.

Hãy kể tên những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu. Địa vị của các giai cấp này trong xã hội như thế nào

Sự suy vong của chế độ phong kiến phương Tây

Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.

Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ờ châu Á, châu Phi và châu Mĩ.


Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây

– Trong từng quốc gia và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng của những loại hình khác nhau. Do đó, trong vài thập kỷ gần đây, các nhà sử học và các nhà nghiên cứu có những quan điểm rất khác nhau về chế độ phong kiến.

– Những cuộc tranh luận về đặc điểm cũng như sự tồn tại của chế độ phong kiến ở nhiều nước, nhất là ở phương Đông.

+ Ở phương Đông: Kinh tế địa chủ và quan hệ địa chủ – nông dân lĩnh canh không phát triển, chế độ địa chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu Nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ – nông dân chiếm hữu thế.

+ Ở phương Tây: Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.

– Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông nhiều đến mức độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến ở phương Đông.

– Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiển Lê phong kiến cua phương Đông và Feodalite của phương Tây thực chất không giống nhau.

– Thời Trung cổ ở phương Tây ở chung quanh xâm lấn, cướp phá các thành thị, đôi khi cả kinh đô nữa, rồi rút lui. Các gia đình công hầu thấy sống ở kinh đô không yên ổn, triều đình không che chở được cho mình, phải dắt díu nhau về điền trang của họ, xây dựng những đồn lũy kiên cố, chung quanh có hào,… 

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 16/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads