logo

Hãy đề xuất những việc nên và không nên làm để bảo vệ rừng hoặc cây xanh ở nhà trường và địa phương em

Câu hỏi: Hãy đề xuất những việc nên và không nên làm để bảo vệ rừng hoặc cây xanh ở nhà trường và địa phương em.

Trả lời: 

- Đề xuất những việc nên làm để bảo vệ rừng ở địa phương em:

+ Trồng rừng đầu nguồn.

+ Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên.

+ Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên.

+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của cây.

+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài động, thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

- Đề xuất những không nên làm để bảo vệ rừng ở địa phương em:

+ Phá rừng.

+ Đốt rừng làm nương rẫy.

+ Chăn thả đại gia súc (trâu, bò,…) trong rừng.

+ Khai thác bừa bãi các loài động, thực vật quý hiếm.

+ Buôn bán và xuất khẩu các loài động, thực vật quý hiếm.

* Hệ sinh thái rừng hiện nay

Trong tự nhiên hệ sinh thái rừng là điều thể hiện rõ nhất cho các điều liên quan đến hệ sinh thái. Hệ sinh thái rừng chủ yếu bao gồm sinh vật rừng và môi trường vật lý xung quanh. Các nhân tố như cây, nước, đất, không khí, động vật, côn trùng,… đều là nhân tố quan trọng và cấu thành nên hệ sinh thái rừng.

Hệ sinh thái rừng góp phần rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái. Với lượng cây xanh lớn nên có thể giúp ích khi Trái Đất đang lâm vào hiệu ứng nhà kính.

Thành phần thực vật rừng bao gồm cây thân gỗ, cây tái sinh, cây bụi, thành phần thảm tươi, thực vật ngoại tầng. Tuy nhiên ngày nay con người khai thác quá nhiều nên rừng dần bị phá hoại, xói mòn. Đặc biệt rừng Amazon hiện đang là vấn đề nhức nhối khi 20% diện tích rừng bị tàn phá.

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục...

+ Sinh vật sản xuất là thực vật.

+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm...

Hãy đề xuất những việc nên và không nên làm để bảo vệ rừng hoặc cây xanh ở nhà trường và địa phương em.

* Giá trị của hệ sinh thái rừng đối với xã hội và sự phát triển của quốc gia

Rừng là một hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Rừng còn là nhà của muôn loài. Trên trái đất có khoảng 1,4 triệu loài sinh vật đã được phát hiện. Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 275 loài thú, 5.500 loài côn trùng...khoảng 80% trong số đó thuộc về hệ sinh thái rừng. Sự đa dạng sinh học của rừng chính vì vậy còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khoa học và cảnh quan du lịch…

Rừng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như sinh hoạt hằng ngày. Trước hết phải kể đến gỗ. Gỗ để đóng tàu thuyền, để đốt, làm trụ mỏ, sản xuất giấy, vải, đóng đồ dùng, các sản phẩm hóa học...Rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học “dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y. Tuy nhiên, chính việc khai thác tài nguyên rừng một cách cạn kiệt như trong thời gian vừa qua đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và tác hại của lũ lụt và hạn hán trở nên nghiêm trọng hơn tại nhiều khu vực trên đất nước ta.

Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên; nó có có tác dụng mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai góp phần điều hòa khí hậu và giữ đất, chống xói mòn và cải tạo đất. Mỗi năm sinh vật quang tổng hợp trên trái đất đồng hóa khoảng 170 tỷ tấn dioxit cacbon (CO2) để tạo ra khoảng 100 tỷ tấn chất hữu cơ, 115 tỷ tấn O2 tự do - tạo điều kiện cho sự tồn tại và tiến hóa của các dạng sống, các quần thể sinh vật và các hệ sinh thái trên cơ sở các mối liên kết bởi các quá trình sinh - địa - hóa thì riêng thực vật rừng tạo ra 58 tỷ tấn chất hữu cơ và 52.5 tỷ tấn O2. Trong các hệ sinh thái của sinh quyển thì hệ sinh thái rừng có năng suất cao hơn cả và có một vai trò vô cùng quan trọng đối với con người nhất là làm giảm các khí nhà kính và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Vì vậy, rừng vừa có vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội vừa có ý nghĩa  đặc biệt trong bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh môi trường quốc gia.

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 28/10/2023