Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ (vị trí) của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian. Các hiện tượng như: chiếc thuyền nhấp nhô tại chỗ neo, dây đàn ghita rung dộng, màng trống rung động,... là những ví dụ về dao động mà chúng ta thường gặp trong thực tế. Vậy bạn có biết Hai dao động điều hòa có cùng pha dao động. Điều nào sau đây là đúng khi nói về li độ của chúng như nào không? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!
A. Luôn luôn cùng dấu.
B. Luôn luôn bằng nhau.
C. Luôn luôn trái dấu.
D. Có li độ bằng nhau nhưng trái dấu.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Luôn luôn cùng dấu
Hai dao động điều hòa có cùng pha dao động, li độ của chúng luôn luôn cùng dấu.
Mỗi dao động điều hòa được biểu diễn bằng một véctơ quay. Véctơ này có gốc tại gốc tọa độ của trục Ox, có độ dài bằng biên độ dao động A và hợp với trục Ox một góc bằng pha ban đầu.
- Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số
- Phương pháp giản đồ Fre-nen: Lần lượt vẽ hai véctơ quay biểu diễn hai phương trình dao động thành phần. Sau đó vẽ véctơ tổng của hai véctơ trên. Véctơ tổng là véctơ quay biểu diễn phương trình của dao động tổng hợp.
- Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp:
Hai dao động điều hòa có cùng pha dao động, li độ của chúng luôn luôn cùng dấu. Khi đó, 2 dao động cùng pha khi:
Ta nói dao động cùng pha với dao động hoặc nói gọn là cùng pha.Trường hợp này hai vecto cùng hướng với nhau.
Ta có:
Do A1, A2 có thể khác nhau nên chỉ có thể khẳng định x1, x2 luôn luôn cùng dấu.
>>> Xem thêm: Công thức tổng hợp dao động điều hòa?
Câu 1: Một con lắc lò xo gồm quả nặng có khối lượng 1kg gắn với một lò xo có độ cứng k =1600N/m. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2m/s. Biên độ dao động của con lắc là:
A. A = 6 cm.
B. A = 5cm.
C. A = 4 cm.
D. A = 3 cm.
Đáp án B
Câu 2: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc:
A. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. Biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. Tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. Hệ số lực cản (của ma sát nhớt) tác dụng lên vật.
Đáp án A
Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + 0,5π). Mốc thời gian được chọn là lúc chất điểm:
A. Qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. Qua li độ 0,5A theo chiều dương.
C. Qua li độ 0,5A theo chiều âm.
D. Qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
Đáp án D
Câu 4: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng 40 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số ωF. Biết biên độ dao động của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ωF thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ωF = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng:
A. 120 g.
B. 400 g
C. 40 g.
D. 10 g.
Đáp án B
Câu 5: Vận tốc của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào thời gian theo đồ thị như hình vẽ. Mốc thời gian được chọn là lúc chất điểm
A. Qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
B. Qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
C. Ở biên âm.
D. Ở biên dương.
Đáp án D
-----------------------------------
Trên đây, Top lời giải đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu Hai dao động điều hoà có cùng pha dao động . Điều nào sau đây đúng khi nói về li độ của chúng? cũng như cung cấp thêm kiến thức về dao động điều hòa. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người. cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!