logo

Giáo án giáo dục quốc phòng 12 bài 5


Bài 5. Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Luật công an nhân dân


I. LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN

1. Về kiến thức

- Hiểu được những nội dung cơ bản của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và luật công an nhân dân Việt Nam, những điều kiện tuyển chọn đào tạo, bổ sung vào đội ngũ sĩ quan.

- Hiểu được nghĩa vụ, quyền lợi của sĩ quan Quân đội và Công an.

2. Về thái độ

   Xây dựng ý thức trách nhiệm góp phẩn thực hiện tốt Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân.


II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN

1. Cấu trúc nội dung

- Phần 1: Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Phần 2: Luật Công an nhân dân Việt Nam.

2. Nội dung trọng tâm

- Phần 1: Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Phần 2: Luật Công an nhân dân Việt Nam.

- Phần 3: Trách nhiệm của học sinh tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội, Công an.

3. Thời gian

- Tổng số: 04 tiết.

- Phân bố:

Tiết 1,2: Giới thiệu luật sĩ quan QĐNDVN.

Tiết 3: Giới thiệu Luật Công an nhân dân.

Tiết 4: Trách nhiệm của HS tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội, Công an.


III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Chuẩn bị nội dung giáo án, tài liệu, 2 bộ quân hàm Quân đội, Công an.

2. Học sinh

- Đọc trước bài.

- Nắm vững các quy định.

- Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài.


III. TIẾN TRÌNH DẠY

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (01 phút).

2. Kiểm tra kiến thức cũ: (4 phút)- gọi 2 hs trả bài

  • Trình bày hệ thống nhà trường quân đội nhân dân?.

  • Trình bày hệ thống nhà trường công an nhân dân?.

3. Đặt vấn đề bài mới. (1 phút)

“Luật sĩ quan QĐNDVN nhằm xây dựng đội ngũ sĩ quan QĐNDVN – CANDVN vững mạnh nhằm làm nòng cốt xây dựng quân đội và công an nhân dân cách mạng, chính qui, hiện đại, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam”

4. Bài 3: Tiết  :  (tiếp theo)                         

 LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

Hoạt động 1:  Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

Gv: hướng dẫn hs hiểu được khái niệm chung về sĩ quan, ngạch sĩ quan.

Gv hỏi hs: để trở thành sĩ quan cần những điều kiện gì?

Gv: trình bày các tiêu chủân chung của sĩ quan, lãnh đạo, chỉ huy, quản lí sĩ quan.

Gv hỏi hs: vai trò của Đảng trong lảnh đạo đội ngũ sĩ quan như thế nào?

Gv giải thích hs hiểu ai là người lãnh đạo, chỉ huy, quản lí đội ngũ sĩ quan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv hướng dẫn và trao đổi với hs về điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan, nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv lấy ví dụ thực tế và giải thích cho hs hiều nhóm ngành sq.

 

 

 

 

 

 

Ngoài ra còn có các sĩ quan chuyên môn khác đảm nhiệm công tác trong các ngành không thuộc 4 nhóm ngành qui định ở trên.

 

 

Gv hướng dẫn kết hợp với giới thiệu các hiện vật tài liệu liên quan để hs quan sát nhận biết được hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan.

 

· Lưu ý:

- Cấp chuẩn đô đốc hải quân- thiếu tướng.

- Cấp phó đô đốc hải quân – trung tướng.

- Cấp đô đốc hải quân- thượng tướng.

Gv hướng dẫn trách nhiệm của sĩ quan và những điều sĩ quan phải làm và được làm, không được làm.

 

Những việc sĩ quan không được làm :

-  trái pl, kĩ luật qđ.

Gv: thế nào là sĩ quan biệt phái?

Hs: ?

 

Hoạt động 2: Luật CAND:

- Gv giải thích một số khái niệm về an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia.

Ví dụ: chống buôn lậu hàng giả…

Tệ nạn xã hội: ma tuý,cá độ, tội phạm…

 

 

 

 

 

 

Gv hỏi hs lấy vd cụ thể về chức năng của CA?

Gv hướng dẫn hs đọc nội dung. (không mở rộng bài).

Gv sử dụng tranh ảnh minh hoạ.

Phân loại

- Sĩ quan, HSQ, Chiến sĩ ANND.

- Sĩ quan, HSQ, chiến sĩ CSND.

Ø  nghiệp vụ.

Ø  Chuyên môn kĩ thuật.

Ø  Phục vụ có thời hạn.

b. hệ thống cấp bậc:

- Sĩ quan và hạ sĩ quan nghiệp vụ: có 3 cấp 12 bậc.

- Sĩ quan, HSQ chuyên môn kĩ thuật.

> cấp tá: 3 bậc : thiếu, trung, thượng.

> Cấp uý: 4 bậc : thiếu, trung, thượng, đại.

HSQ: Hạ sĩ, trung, thượng.

HSQ chiến sĩ phục vụ có thời hạn:

HSQ: hạ, trung, thượng.

Chiến sĩ: binh nhất, nhì.

Gv: làm thế nào dể phân biệt cấp bậc quân hàm sĩ quan với sĩ quan Công an?

Gv: gợi ý  nghĩa vụ, trách nhiệm của CA:

Được làm.

Phải làm.

Không được làm.( lợi dụng chức vụ quyền hạn xâm phạm lợi ích của nhà nước.

Ví dụ ?

Hoạt động 3: trách nhiệm của HS tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan quân đội, công an.

Gv hướng dẫn hs hiểu được trách nhiệm chung của HS.

Gv yêu cầu nói rõ trách nhiệm cụ thể của mình khi đang học tại trường phổ thông.?

 

Gv gợi ý phương hướng trước mắt và lâu dài để định hướng cho HS phấn đấu trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT.

I. LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM:

1.Vị trí, chức năng của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam:

a.-Khái niệm:

- Sĩ quan: là quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang có quân hàm cấp uý trở lên.

- Ngạch sĩ quan: gồm 2 ngạch: Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.

b. Vị trí, Chức năng của sĩ quan:

Là lực lượng nòng cốt của quân đội và thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội. có chức năng đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy quản lí hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẳn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ đưc giao.

2. Tiêu chuẩn của sĩ quan, lãnh đạo, chỉ huy, quản lí sĩ quan, điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan, nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ.

a. Tiêu chuẩn chung:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng và Nhà nước.

- Có phẩm chất đạo đức cách mạng, có tinh thần đoàn kết, giữ gìn nghiêm kỉ luật quân đội.

- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự, có kiến thức về các lĩnh vực và năng lực hoạt động thực tiễn.

- Có lí lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm.

b.Lãnh đạo, chỉ huy:

- Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.

- Sự thống lĩnh của Chủ tịch nước.

- Sự quản lí thống nhất của chính phủ.

- Sự chỉ huy, quản lí trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.

c. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan, các trường đh ngoài quân đội.

- Hạ sĩ quan binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

-  Quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp dh trở lên.

- Cán bộ công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp dh trở lên.

- Sĩ quan dự bị.

3. Nhóm ngành, cấp bậc, chức vụ của sĩ quan:

a. Nhóm ngành sĩ quan:

Gồm 4 nhóm ngành chính:

- Sĩ quan chỉ huy, tham mưu.

- Sĩ quan chính trị.

- Sĩ quan hậu cần.

- Sĩ quan kĩ thuật.

b. Hệ thống cấp bậc quân hàm của Sĩ quan:

Gồm 3 cấp 12 bậc:

- Cấp Uý, cấp tá, cấp tướng.

- Bậc : Thiếu, Trung, Thượng, Đại.

c. Hệ thống chức vụ cơ bản của sĩ quan: (SGK).

4.Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:

a.Nghĩa vụ của sĩ quan:

- Sẵn sàng chiến đấu, tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ Đảng công sản VN và Nhà nước CHXHCNVN, bảo vệ  tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

b. Trách nhiệm:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cấp dưới thuộc quyền.

- Lãnh đạo chỉ huy, quản lí, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao.

c.Quyền lợi: (SGK).

II. LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN

1. Khái niệm:

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động  trong lĩnh vực nghiệp vụ của CA.

- Sĩ quan, HSQ chuyên môn kĩ thuật: có trình độ chuyên môn kĩ thuật, hoạt động trong CA.

- HSQ, chiến sĩ phục vụ có thời hạn: được tuyển chọn vào phục vụ trong CA trong thời hạn 3 năm.

2.Vị trí chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của CAND:

a. Vị trí:

Là lực lượng nòng cốt của LLVT Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

b. Chức năng:

- tham mưu

- Quản lí.

- Đấu tranh bảo vệ pháp luật, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

c.Nguyên tắc tổ chức:

- Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.

- Sự thống lĩnh của Chủ tịch nước.

- Sự quản lí thống nhất của Chính phủ.

- Sự chỉ huy, quản lí trực tiếp của Bộ trưởng Bô CA.

-  Được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

d.Nguyên tắc hoạt động:

- Tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

- Cấp dưới phục tùng cấp trên.

- Dựa vào dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

- Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Tổ chức của CAND:

a. Hệ thống tổ chức:

- Bộ CA.

- CA tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

- CA huyện, quận, thị xã, tp thuộc tỉnh.

- CA xã phường, Thị trấn.

b.Chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của CA: (SGK).

c.Chỉ huy trong CA: (SGK).

4. Tuyển chọn Công dân vào CAND:

Hằng năm , Công an được tuyển chọn công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi để phục vụ trong CAND với thời hạn 3 năm.

5. Cấp bậc, hàm sĩ quan, chiến sĩ và chức vụ cơ bản trong CAND: (sử dụng tranh ảnh minh hoạ).

6.Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan, HSQ, Chiến sĩ CAND:

a. Nghĩa vụ - trách nhiệm:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân.

- Sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ.

- Luôn tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dân.

- Luôn học tập nâng cao trình độ mọi mặt.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên, cấp dưới thuộc quyền.

b. Quyền lợi:

- Quyền Công đoàn theo qui định.

- Chế độ chính sách ưu đãi.

- Được đào tạo bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật…

- Khuyến khích tạo điều kiện phát triển tài năng

III. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH THPT THAM GIA XÂY DƯNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI, CÔNG AN.

- Tích cực học tập, hiểu rõ và thực hiện đúng pháp luật.

- Nắm được nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của QĐ và CA.

- Những đk tuyển chọn đào tạo vào đội ngũ SQ QĐ và lực lượng CAND trên cơ sở đó xây dựng và hướng nghiệp đúng.

III. KẾT LUẬN BÀI

IV. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày vị trí chức năng của QĐND và CAND?

2. Hãy nêu nghĩa vụ trách nhiệm, quyền lợi của sĩ quan Quân đội, Công an?

3. Học sinh THPT phải có trách nhiệm gì đề tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan QĐ và CA?

5. Tổng kết và đánh giá

- GV khái quát những nội dung chủ yếu của bài, nhấn mạnh trọng tâm, nội dung cơ bản.

- Phần kết thúc bài, GV cần vận dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề yêu cầu HS phải nắm vững, Nhận xét ý thức học tập của hs thể hiện quan nghe giảng và trả lời những câu gợi mở của GV.

- Để củng cố kiến thức bài, HS về tiếp tục đọc sách GK và chuẩn bị bài công tác phòng không nhân dân.

- Rút kinh nghiệm: tiết học

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021