logo

Giáo án dạy trẻ nhận thức sự biến đổi màu nước bắp cải tím

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức 

Chủ đề: Thế giới thực vật

Hoạt động: Khám phá khoa học

Đề tài: Sự biến đổi màu của nước bắp cải tím


Dạy trẻ nhận thức sự biến đổi màu nước bắp cải tím

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết đặc điểm của rau bắp cải tím.

 - Biết sự chuyển màu của nước bắp cải tím khi hòa với 1 số chất như: chanh, nước lọc, xà phòng…

 - Trẻ biết lợi ích của rau và nước bắp cải tím.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng làm 1 số thí nghiệm đơn giản với nước bắp cải tím và 1 số chất khác nhau.

 - Phát triển kỹ năng quan sát, tư duy, phán đoán, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Thái độ:

 - Trẻ hứng thú với hoạt động khám phá và các sự vật hiện tượng xung quanh.

II. CHUẨN BỊ

- Cô trang phục áo dài, tạo tâm thế thoải mái vui tươi cho trẻ.

1. Đồ dùng của cô

- Giáo án, máy tính, tivi, loa, 1 số hình ảnh, bản nhạc, bài hát trò chơi về chủ thế giới thực vật

- 1 giỏ quà có cây rau bắp cải tím

- 1 khay có 1 chai nước,  cốc, thìa, và một đĩa bắp cải tím thái nhỏ

- Các loại nước mầu xanh, hồng, tím.

- Khay đựng 8 chai nước rau bắp cải tím, 8 chai nước pha các mầu xanh,8 chai nước mầu hồng, 3 rổ nhựa nhỏ để trẻ chơi trò chơi, 3 vật cản.

2. Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ có: 1cốc nhựa, 1thìa.

- 3 nhóm mỗi nhóm có 1 chai nước đựng nước bắp cải, 1đĩa đựng chanh tươi, 1đĩa đựng xà phòng, 1chai nước lọc .

- Trang phục của trẻ, mũ bắp cải tím, xanh , trắng.

3. Địa điểm đội hình:

- Trẻ ngồi theo 3 nhóm.

- Lớp học sạch sẽ, thoáng đủ ánh sáng.

* Nội dung tích hợp

- PTNN: Vè bắp cải, vè đố vui..

- Giáo dục dinh dưỡng

- PTTM: Ra chơi vườn hoa

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ôn định tổ chức gây hứng thú (1-2 phút)

- Giới thiệu người dự

- Cho trẻ khám phá giỏ quà bí mật

- Cô đưa bắp cải tím ra và hỏi trẻ, món quà của cô là gì vậy?

- Bắp cải tím dùng để làm gì?

=> À đúng rồi rau bắp cải tím chế biến được các món ăn rất ngon và bổ dưỡng, trong các bữa ăn hàng ngày các con nên ăn nhiều các loại rau để cho cơ thể khỏe mạnh và chóng lớn nhé.

- Các con ạ ngoài việc chế biến các món ăn người ta còn dùng  rau bắp cải tím để tạo ra phẩm màu(phụ gia) trang trí cho bánh kẹo, mứt và 1 số thực phẩm khác đấy.

- Để biết  sự đổi mầu kỳ diệu của nước bắp cải tím sẽ diễn ra như thế nào, hôm nay cô và các con sẽ cùng làm thí nghiệm về sự đổi màu của nước bắp cải tím.

2. Nội dung (22-23 phút)

HĐ1: Khám phá cách tạo ra nước bắp cải tím:

- Cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối, Trời sáng”

- Các con xem cô có gì đây?

- Để biết điều gì sẽ xảy ra nếu cô cho lá bắp cải tím vào trong cốc nước, chúng mình cùng quan sát nhé.

- Cô mời 1-2 bạn lên xé nhỏ, vò nát lá bắp cải tím cho vào cốc nước cùng cô.

- Cô làm ảo thuật cho trẻ xem về sự đổi màu của nước.

- Các con thấy cốc nước của cô như thế nào?

- Các con có nhận xét gì về cốc nước của cô?

- Các con có biết vì sao mà cốc nước của cô lại đổi thành mầu tím không?

=> Cô có cốc nước lọc trong suốt không màu khi vò nát lá bắp cải tím cho vào cốc nước, nước đã đổi mầu, và Bắp cải tím càng được thái nhỏ hay say nhuyễn thả vào nước thì nước sẽ càng có màu tím đậm hơn.

* Giáo dục trẻ: Rau bắp cải tím ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng còn tạo ra mầu sắc rất đẹp để làm phẩm màu(phụ gia) tạo mầu trong chế biến thực phẩm.

- Các con có muốn làm được như cô không ?

- Chúng mình xem điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta hòa nước bắp cải tím với một số chất khác như nước lọc, chanh, xà phòng nhé.

- Cô giới thiệu các nguyên vật liệu cần thiết khi làm thí nghiệm nước bắp cải tím với các chất.

- Cô cho trẻ đi lấy đồ dùng về nhóm để làm thí nghiệm.

HĐ2: Trẻ thực hành làm thí nghiệm

- Cho trẻ thực hành thí nghiệm cô quan sát giúp đỡ trẻ.

* Thí nghiệm nước bắp cải tím với nước lọc

- Mời 1 nhóm làm thí nghiệm nước bắp cải tím khi pha vào nước lọc

- 1 trẻ giới thiệu (Tôi có nước cải tím tôi cho vào cốc nước lọc nước cải tím vẫn giữ nguyên mầu, có ai có cốc nước như tôi không?)

- Con có cốc nước mầu gì đây?

- Con đã làm như thế nào?

* Cô khái quát và cho trẻ nhắc lại:

-  Khi cho nước lọc vào thì nước bắp cải tím vẫn giữ nguyên màu

- Cho trẻ nhắc lại

- Cá nhân trẻ nhắc lại

* Thí nghiệm nước bắp cải tím với nước tranh

- Mời nhóm thí nghiệm thứ hai: làm thí nghiệm nước bắp cải tím và nước chanh.

- Con làm thí nghiệm nước bắp cải tím với chất gì?

- Con đã làm như thế nào?

=> À vừa rồi đội bạn đã làm thí nghiệm nước bắp cải tím với nước chanh bây giờ các bạn muốn thử thách 2 đội còn lại bằng 1 bài vè đố đấy.

Ve vẻ vè ve

Nghe vè tôi đố

Nước bắp cải tím

Cùng với nước chanh

Cho ra mầu gì (2 lần)

Ve vẻ vè ve

Nghe vè tôi đoán

Nước bắp cải tím

Cùng với nước chanh

Cho ra mầu hồng (2 lần)

- Các bạn trả lời đã chính xác chưa?

=> Nước chanh chứa axit nên khi cho vào nước cải tím sẽ chuyển thành màu hồng.

  * Thí nghiệm nước bắp cải tím và xà phòng

- Tiếp theo mời nhóm thí nghiệm nước bắp cải tím và xà phòng.

- Con làm thí nghiệm gì?

- Cốc nước của con có mầu gì?

- Các con có biết vì sao mà cốc nước của con khi cho xà phòng vào sẽ đổi thành mầu xanh không?

=> Xà phòng chứa bazơ nên khi cho vào nước bắp cải tím nước bắp cải tím chuyển thành màu xanh.

- Cho nhóm trẻ đứng đọc bài thơ

Các bạn hãy nghe

Thơ vè mầu sắc

Của đội chúng tôi

Tôi làm thí nghiệm

Xà phòng cho vào

Nước bắp cải tím

Sẽ được mầu xanh (2 lần)

* Giáo dục trẻ:  Xà phòng là chất tẩy rửa khi sử dụng,phải hết sức cẩn thận

=> Nước bắp cải tím khi kết hợp với các chất khác nhau, sẽ tạo ra mầu sắc khác nhau, và người ta dùng những mầu sắc này để làm phẩm màu nhuộm đồ chơi, vải và giấy mầu…Khi dùng phẩm màu để chế biến thức ăn chúng ta nên dùng những phẩm màu chế biến từ thiên nhiên an toàn cho sức khỏe.

* Mở rộng:

- Ngoài bắp cải tím xung quanh chúng ta còn rất nhiều các loại rau củ quả có thể chế biến thành chất tạo màu khác như: củ dền đỏ, lá nếp, hoa hồng, nghệ vàng…

c. Trò chơi củng cố

Trò chơi 1: Ai thông minh

- Cách chơi: Cô sẽ đưa ra câu hỏi và các phương án trả lời, các đội sẽ suy nghĩ trong thời gian 5 giây. Hết thời gian đội nào rung xắc xô trước đội đó sẽ được quyền trả lời câu hỏi.

- Luật chơi: Nếu đội nào trả lời sai, quyền trả lời sẽ thuộc về đội khác và đội nào trả lời được nhiều câu hỏi hơn đội đó sẽ chiến thắng.

Câu 1: Khi cho nước lọc vào nước bắp cải tím thì hiện tượng gì xảy ra.

Câu 2: Nước bắp cải tím chuyển thành màu xanh khi cho chất gì vào?

Câu 3: Cho nước chanh vào nước bắp cải tím thì sẽ như thế nào?

Cô nhận xét động viên trẻ.

Trò chơi 2: Nhà khoa học tài ba

- Cách chơi: Ở trò chơi này cô nhờ 3 đội phân loại những chai nước giúp cô nhé.

Đội bắp cải trắng sẽ lấy chai nước màu hồng, đội bắp cải tím lấy chai nước màu tím, đội bắp cải xanh lấy chai nước màu xanh để mang đến các công ty làm bánh kẹo và đồ chơi cho các con nhé.

- Luật chơi: Trò chơi được chơi theo luật tiếp sức. Ngoài ra ban tổ chức còn thử thách 3 đội bằng những vật cản. Thời gian cho 3 đội là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc đội nào chọn được nhiều chai nước hơn và đúng theo yêu cầu thì đội đó sẽ giành chiến thắng.

- Trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ.

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

3. Kết thúc (1 phút)

- Cho trẻ hát vận động theo nhạc bài “Ra chơi vườn hoa” và đi ra ngoài.

 - Trẻ vỗ tay

- Trẻ khám phá giỏ quà

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- 1-2 trẻ lên làm thí nghiệm

- Trẻ quan sát

- Đổi mầu ạ

- Cốc nước có mầu tím ạ

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ đi lấy đồ dùng

 

 

- Trẻ thực hành thí nghiệm

 

 

- Trẻ giới thiệu

 

- Có tôi, có tôi

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ nhắc lại

 

- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ đọc

 

 

 

- Trẻ đoán

 

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ đọc thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ đi ra ngoài.

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021