logo

Giáo án dạy trẻ nhận biết phía phải, phía trái của bản thân

Tổng hợp các mẫu Giáo án dạy trẻ nhận biết phía phải, phía trái của bản thân chi tiết, đầy đủ nhất. Trọn bộ giáo án mầm non dành cho giáo viên dự thi học sinh giỏi hay nhất.


Giáo án dạy trẻ nhận biết phía phải, phía trái của bản thân - Mẫu số 1

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Hoạt động: Làm quen với toán

Chủ đề: Nghề nghiệp

Đề tài: Nhận biết phía phải, phía trái của bản thân

Dạy trẻ nhận biết phía phải, phía trái của bản thân

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Ôn nhận biết tay phải, tay trái của bản thân.

- Trẻ xác định được phía phải, phía trái của bản thân

- Trẻ nhận biết được các đồ vật xung quanh ở phía nào so với bản thân mình.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng định hướng trong không gian

- Có kỹ năng phân biệt được phía phải, phía trái của bản thân khi trẻ đứng ở các hướng khác nhau.

- Rèn khả năng quan sát, ghi nhó ở trẻ

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ,

3. Thái độ:

- Trẻ có ý thức trong giờ học.

- Biết cách sử dụng đồ dung, lấy cất đồ dung.

- Biết yêu quý, quý trọng các chú bộ đội và mọi người xung quanh.

4. Nội dung tích hợp:

- Văn học: Vè “Hải đảo”

- Khám phá khoa học: Tìm hiểu về chú bộ đội.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô:

- Giáo án, máy tính, tivi.

- Trang phục chú bộ đội

- Xốp trải nền

- Một số đồ chơi

- Mô hình ngôi nhà, mô hình vườn rau, mô hình hòn đảo

- Đàn, mũ chú bộ đội, bánh trưng, bánh dày.

2. Đổ dùng của trẻ:

- Mũ đủ cho trẻ

- Ống nhòm đủ cho trẻ

- Trang phục bộ đội gọn gàng.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Mở đầu: Gây hứng thú (1 -2 phút)

- Cô và trẻ chào các cô đến dự

- Cô và trẻ cùng đọc bài vè “Hải đảo”

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè hải đảo

Có hai quần đảo

Hoàng sa, Trường sa

Bao nhiêu đời qua

Trong lòng người Việt

Người Việt, người Việt

- Các con vừa đọc bài vè gì?

- Trong bài nhắc đến quần đảo nào?

- Ai là người canh gác, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa?

      Cô khái quát và giáo dục trẻ: Để chúng mình có cuộc sống ấm no, được đến trường cùng cô và các bạn ngày hôm nay thì bao thế hệ các chú bộ đội đã phải chiến đấu và làm việc rất vất vả ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển của Tổ Quốc. Chính vì vậy chúng mình phải yêu quý, quý trọng các chú bộ đội bằng cách ngoan ngoãn, nghe lời người lớn, nghe lời cô giáo, chăm ngoan học giỏi không phụ lòng các chú. Các con có đồng ý không?

2. Nội dung (21-22 phút)

Hoạt động 1: Ôn tay phải – tay trái

- Cô và trẻ cùng nhau chơi trò chơi “Tay đẹp”

Một tay đẹp

Hai tay đẹp

Tay bên phải

Tay hái rau

Tay cầm bút

Tay cầm thìa

Tay xúc cơm

* Tay bên trái

Tay cầm bát

Tay giữ vở

* Tay cầm bút, tay phải đâu?

- Tay cầm bát (tay trái)

- Tay cầm thìa (tay phải)

- Xúc cơm, xúc cơm

* Bây giờ chúng mình nghe theo hiệu lệnh của cô

- Tay phải đâu? (trẻ thực hiện)

- Tay trái đâu?

- Tay phải

- Tay trái

- Tay cầm bát

- Tay cầm bút

(Cô sửa sai, động viên trẻ)

- Vừa rồi cô thử tài phản ứng của các con qua việc xác định tay phải, tay trái. Cô thấy bạn nào cũng ngoan, bạn nào cũng giỏi, ngày hôm nay cô con mình cùng nhau xác định phía phải – phía trái của bản thân.

Hoạt động 2: “Xác định phía phải – phía trái của bản thân”

- Các con có muốn làm những cô, chú bộ đội tí hon không? Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn một chiếc mũ mời các bạn chọn cho mình chiếc mũ nào?

- Cô hô cả lớp chú ý 4 hàng dọc tập hợp

+ Hỏi trẻ tay phải đâu? Vẫy tay phải 3 cái

+ Chân phải đâu? Dậm chân phải 2 cái

+ Mắt phải đâu?

+ Má phải đâu?

* Mắt phải, má phải, tay phải, chân phải ở phía nào của các con?(Hỏi nhiều trẻ)

+ Hỏi trẻ tay trái đâu? Vẫy tay trái 2 cái

+ Chân trái đâu? Dậm chân trái 3 cái

+ Mắt trái đâu?

+ Má trái đâu?

* Mắt trái, má trái, chân trái ở phía nào của các con? (Hỏi nhiều trẻ)

  Cô chính xác lại:

- Mắt phải, má phải, tay phải, chân phải ở phía phải của các con.

- Mắt trái, má trái, tay trái, chân trái ở phía trái của các con.

Hôm nay, cô thấy lớp mình rất giỏi lại ngoan nữa. Bây giờ cô mời lớp mình di chuyển thành 3 hàng ngang.

- Cho trẻ ngồi xuống

+ Hỏi trẻ cô Ba ở phía nào của các con? Vì sao con biết?

  Muốn biết cô Ba ở phía nào của các con. Các con xem cô Ba đứng ở phía tay nào của các con thì cô Ba đứng ở phía đó của các con.

- Cho trẻ dùng tay phải bỏ mũ ra đặt vào sườn phải

+ Hỏi trẻ mũ ở phía nào của con?

  Cô chính xác lại: Những gì ở phía tay phải là ở phía phải, những gì ở phía tay trái là phía trái.

- Cho trẻ lên lấy ống nhòm về hàng ngồi.

+ Hỏi trẻ nhòm thấy gì?

+ Phía trái có gì?

+ Phía phải có gì?

 Hoạt động 3: Luyện tập củng cố

Trò chơi 1: Vượt sóng

* Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi và luật chơi.

- Cách chơi: Cho trẻ xếp 4 hàng ngang, khoác vai lên nhau.

- Luật chơi: Cô nói sóng xô phía phải các con nghiêng người sang phía phải. Sóng xô phía trái các con nghiêng người về phía trái.

Trò chơi 2: Tiến lên

Thuyền to đi đằng trước

Thuyền nhỏ đi đằng sau

Cùng đi về phía phải

Cùng đi về phía trái

Cho trẻ tiến lên cô nói phía nào trẻ nhích mông tiến về phía đó.

Vừa rồi các chú bộ đội tập duyệt biết phía. Xác định được phía nào là phía phải, phía trái của bản thân rất giỏi. Cô thưởng các chú bộ đội tí hon một tràng pháo tay thật to.

3. Kết thúc: ( 1 phút)

    - Cho trẻ hành quân ra ngoài.

- Trẻ chào

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

 

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc.

- Trẻ thực hiện

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đi ra ngoài


Giáo án dạy trẻ nhận biết phía phải, phía trái của bản thân - Mẫu số 2

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Xác định phía phải, phía trái của bản thân

Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi

Thời gian: 25 – 30 phút

Người dạy:

Ngày dạy:

Đơn vị công tác: Trường mầm non
 
 
I. Mục đích

1. Kiến thức

- Trẻ xác định được tay phải, tay trái của bản thân

- Trẻ xác định được phía phải, phía trái của bản thân

- Trẻ nhận biết được các đồ vật xung quanh ở phía nào của mình
2. Kỹ năng

- Rèn luyện và củng cố kỹ năng xác định tay phải, tay trái của bản thân trẻ

- Trẻ có kỹ năng xác định phía phải, phía trái của bản thân trẻ.

- Rèn kỹ năng chơi các trò chơi .

3. Thái độ

- Trẻ có ý thức trong giờ học.

- Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Hứng thú và tích tực tham gia các hoạt động.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Phòng học sạch sẽ gọn gang

- Đồ dùng của cô:

+ Nhạc bài hát: Bàn tay xíu xíu, Chú bé loắt choắt, Bé rất ngoan

+ Một số đồ dùng để xung quanh lớp.

+ Máy vi tính, loa, ti vi.

- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một chiếc mũ ca lô,

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Bổ sung

 

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú Xúm xít,xúm xít.
- Cô nghe tin lớp chúng mình ngoan học giỏi, chơi vui nên hôm nay cô đến đây cùng học và vui chơi với các con đấy. Và bây giờ cô và các con hãy cùng nhau hát và vận động theo giai điệu bài hát “ Bàn tay xíu xíu” để dành tặng cho các cô nhé.
2. Hoạt động 2: Ôn xác định tay phải, tay trái của bản thân.

- Cô và các con vừa cùng nhau vận động theo giai điệu bài hát gì?

- Các con vận động rất là hay cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi với những cánh tay xinh đẹp của mình nhé.

+ Cô cho trẻ chơi trò chơi: Tay đẹp

- Cách chơi: Cô đọc bài đồng dao “ Tay đẹp” trẻ phải nói và giơ tay cho đúng

Một tay đẹp

Hai tay dẹp

Ba tay đẹp

Tay bên phải

Tay hái rau

Tay cầm bút,

Tay cầm thìa

Tay xúc cơm. Là tay nào?

Tay bên trái

Tay buông câu

Tay cầm bát

Tay cầm ca

Tay giữ vở. Là tay nào?
 
Cô nói tay cầm thìa, tay cầm bút

Tay phải đâu
 
Tay cầm bát, tay cầm ca

Tay trái đâu

Các con chơi rất là giỏi cô khen tất cả các con. Và bây giờ cô có một trò chơi với yêu cầu khó hơn, cô mời các con hãy đứng thành hai hàng dọc các bạn gái đứng một hàng, các bạn trai đứng một hàng.

3. Hoạt động 3: Xác định phía phải, phía trái của bản thân

+ Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh của cô

- Để chơi tốt trò chơi này các con phải thật tập trung chú ý nghe hiệu lệnh của cô nhé.

- Cô nói tay phải đâu?

- Tay phải chào

- Má phải đâu?

- Mắt phải đâu?

- Chân phải đâu?

Dậm chân phải 3 cái cho cô nào

- Tay phải, má phải, mắt phải, chân phải ở phía nào của con? ( Hỏi cả lớp, cá nhân)

Các con giỏi lắm cô khen tất cả các con.

Bây giờ các con lại nghe thật tinh hiệu lệnh của cô nhé

- Tay trái đâu?

- Mắt trái đâu?

- Má trái đâu?

- Chân trái đâu?

Dậm chân trái 3 cái nào

- Tay trái, chân trái, mắt trái,má trái ở phía nào của con? ( Hỏi cả lớp, cá nhân)

Cô kết luận lại:

- Tay phải, mắt phải, má phải,chân phải của các con là ở phía phải của các con

- Tay trái, mắt trái, má trái, chân trái của các con là ở phía trái của các con

+ Trò chơi: Ai thông minh

- Để thưởng cho các con chơi rất tốt trò chơi vừa rồi cô sẽ tặng cho mỗi bạn một chiếc mũ. Xin mời các bạn gái hãy lẫy mũ phía phải của các con, các bạn trai hãy lấy mũ ở phía trái của các con.

- Bây giờ các con hãy đứng thành ba hàng ngang cho cô nào

- Cô đứng sang trái trẻ và hỏi: Cô đứng phía nào của con?

- Các con hãy giơ tay trái của mình lên xem có cùng phía với cô không?

- Các con hãy cầm mũ bằng tay phải giơ lên cho cô nào? Hãy đặt mũ sang phía  phải của mình nào

- Mũ của con ở bên tay nào và phía nào của con?

- Tất cả những gì ở bên tay phải là ở phía nào của các con?

- Tất cả những gì ở bên tay trái là ở phía nào của các con?

- Cô củng cố: Đúng rồi đấy các con ạ, những gì ở bên tay phải sẽ là phía phải. Những gì ở bên tay trái sẽ là phía trái.

4. Hoạt động 4: Luyện tập

+ Trò chơi: Thi xem ai nhanh

- Các con hãy đưa hay tay mình lên mắt làm những chiếc ống nhòm giống cô nào

- Chúng mình hãy quan sát nhanh xem phía phải của các con có những gì nào?

- Bây giờ hãy quan sát phía trái của mình xem có những gì nào?

+ Trò chơi: Gió thổi

- Các con chơi rất giỏi cô mời các con đứng lên thành 3 hàng ngang cho cô nào. Các cô bé chú bé liên lạc phải đi qua cánh đồng mới về tới nhà được và gió thổi rất mạnh, hãy lắng nghe xem gió thổi như thế nào nhé!

- Tay phải các con đâu?

- Đặt tay phải lên vai bạn phía phải nào?

- Tay trái đâu?

- Đặt tay trái lên vai bạn phía trái nào

- Gió thổi phía phải

- Gió thổi phía trái

+ Trò chơi: Về đúng nhà

- Đã đến giờ các chú bé cô bé liên lạc phải về nhà rồi. Các con hãy quan sát phía phải của các con có ngôi nhà màu gì?

- Phía trái của các con có ngôi nhà màu gì?

- Các con vừa đi vừa nhảy chân sáo theo nhịp bài hát “ Chú bé loắt choắt” khi có hiệu lệnh của cô “về đúng nhà” thì các bạn gái phải chạy nhanh về ngôi nhà phía phải, các bạn trai chạy nhanh về ngôi nhà phía trái. Bạn nào về nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò nhé!

- Cô cho trẻ chơi 2 lần (cô mở nhạc bài hát chú bé loắt choắt)

5. Hoạt động 5: Kết thúc

Mở nhạc bài hát “Bé rất ngoan”

 
Bên cô

Trẻ hưởng ứng cùng cô theo giai điệu bài hát
 
 
Bàn tay xíu xíu ạ
Trẻ lắng nghe
 
 
Trẻ chơi trò chơi tay đẹp
 Trẻ giơ thẳng tay phải lên
 
Trẻ nói tay phải và giơ tay phải lên

Trẻ giơ thẳng tay bên trái lên
 
 
Trẻ nói tay trái và giơ tay trái lên

Trẻ nói tay phải

Tay phải đây, trẻ giơ tay phải

Trẻ nói tay trái

Tay trái đây, trẻ giơ tay trái lên
 
 
Trẻ đứng thành 2 hàng dọc
 
 
 
 
 

 

 

 

Trẻ chú ý nghe
 
Tay phải đây và giơ tay

Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô

Trẻ chỉ tay vào mắt phải, má phải
 
Chân phải đây, bước chân phải
 
Phía phải của con ạ
Trẻ vỗ tay
 
 
Tay trái đây và giơ tay

Trẻ chỉ tay vào mắt trái, má trái

Chân trái đây, bước chân trái

Phía trái của con ạ
 
 
Trẻ nói cùng cô
 
 
 
 
 
 
Trẻ đứng thành hàng ngang

Cô đứng phía trái của con

Trẻ giơ tay trái về phía cô

Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô
 
Trẻ trả lời
 
 
 
 
 
 Trẻ chú ý lắng nghe
 
 
 Trẻ làm theo cô
 
Trẻ trả lời
Trẻ đứng theo hàng ngang
 
 
Tay phải đây

Trẻ làm theo yêu cầu của cô

Tay trái đây

Trẻ nghiêng người sang phía phải

Trẻ nghiêng người sang phía trái
 
 
 
Trẻ quan sát và trả lời
 
 Trẻ lắng nghe
 
 
 
 
 
 
Trẻ chơi

 

Giáo án dạy trẻ nhận biết phía phải, phía trái của bản thân - Mẫu số 3

1 Mục đích yêu cầu:

-Trẻ nhận biết được tay phải tay trái của bản thân. Xác định được pjias phải phía trái của bản thân. Xác định được đồ vật ở phía nào so với bản thân mình.

- Rèn cho trẻ kĩ năng định hướng trong không gian. Kĩ năng xác định được các phía của bản thân.

- Có ý thức trong giờ học, yêu quý bản thân mình và mọi người xung quanh

2. Chuẩn bị:

- Mỗi trẻ 1 loại đồ chơi. Một số đồ chơi để xung quanh lớp. 1 chiếc khăn tay.

- Nhạc 1 số bài hát trong chủ điểm.

3.Tiến hành:

* Ổn định tổ chức – gây hứng thú:

Cô cho trẻ hát bài: “ Tay thơm tay ngoan” cùng trò chuyện xem bàn tay của mình làm được những việc gì?

* Hoạt động 1: Ôn luyện tay phải tay trái

+ Cô hỏi trẻ : “Bàn tay đẹp của các con khi ăn cơm tay trái cầm gì , tay phải cầm gì?”

+ Khi vẽ tay phải làm gì , tay trái làm gì?

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”

+ Cô nói : “ Tay trái”- Trẻ nói: “Tay cầm thìa, cầm bút, cầm bàn chải đánh răng”

+ Cô nói : “ Tay phải” –Trẻ nói: “ Cầm bát, giữ vở, cầm ca….”

 Và ngược lại như vậy

* Hoạt động 2:  Xác định phía phải, phía trái của bản thân trẻ

- Cho trẻ xác định các bộ phận trên cơ thể trẻ cùng phía với tay phải, tay trái của trẻ( Tay, chân, mắt…) thông qua trò chơi:

+ Dậm chân phải: “thình thịch”; Dậm chân trái: “ thình thịch”

+ Vẫy tay phải; vẫy tay trái

+ Bịt mắt phải ; Bịt mắt trái

+ Nghiêng người sang phải, nghiêng người sang trái.

Trẻ làm theo yêu cầu của cô.

- Cho trẻ về đội hình ngòi thành 3 hàng ngang, cô phát đồ dùng

+ Cô yêu cầu trẻ cầm đồ dùng bằng tay phải( tay trái) giơ lên và đặt cạnh mình , cô hỏi trẻ: - Chiếc mũ ở phía tay nào của các con? Khẩu trang ở phía tay nào?

+ Đặt tay lên vai bạn phía bên phải.(Phía bên trái)

 Tương tự cô hỏi trẻ xem các đồ vật ở phía nào của trẻ…..

* Hoạt động 3: Luyện tập củng cố

- Trò chơi 1: Ai nhanh hơn( Tìm và đặt đồ chơi ở các phía của trẻ)

- Trò chơi 2: Tìm đồ vật ở các phía phải – phía trái của trẻ

* Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ hát vận động bài: “ Đường em đi”  ra sân chơi

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- HĐCCĐ: Dạo chơi đọc bài thơ: “ Bé ơi”

- TCDG: Lộn cầu vồng.

- Chơi với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo: booling, câu cá..

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ ra sân tắm nắng hít thở không khí trong lành, thỏa mãn vận động

- Trẻ đọc thơ, trả lời câu hỏi của cô rõ ràng,mạch lạc

2. Chuẩn bị:

- Sân bã bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn

- Đồ chơi ngoài trời, booling, cần câu cá.

3. Tiến hành:

* Dạo chơi đọc thơ:” Bé ơi”

Cô dăn dò trẻ trước khi ra sân , cô nói rõ địa điểm, mục đích của buổi dạo chơi. Cô dẫn trẻ dạo quanh sân trường, trò chuyện với trẻ về cơ thể. Cô giới thiệu bài thơ: “Bé ơi”. Cho trẻ đọc theo cô 2 lượt, dầm thoại nội dung:

+ Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ dặn dò chúng ta điều gì?

+ Chúng ta không được chơi gì? Khi trời nắng to phải như thế nào?.....

Cô GD trẻ biết bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể….

* TCVĐ: “Lộn cầu vồng”

- Cô cho trẻ đọc bài đồng dao. Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi,

- Cho trẻ chon bạn chơi, cô bao quát giúp đỡ trẻ

* Chơi theo ý thích: Cô  nhác nhở trẻ không tranh giành đồ chơi, không chạy khỏi khu vực cô quy định. Cô bao qát trẻ chơi.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung: 

- Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi trong chủ đề

1. Mục đích - yêu cầu:

- Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi, hứng thú khi chơi

2. Chuẩn bị :

- Ngôi nhà đồ dùng bé trai bé gái.

- Đàn ghi các bài hát trong chủ đề.

3. Tiến hành:

 Cô trò chuyện với trẻ  về chủ đề. Cho trẻ nhắc lại các trò chơi. Trẻ nêu cách chơi. Cô nhắc lại. Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ chơi?( Về đúng nhà; Bé với cái bóng của mình; Làm theo cô  nói….)

Cuối buổi cô nhận xét trẻ chơi.

* Trẻ chơi ở các góc : Cô giới thiệu góc chơi, cho trẻ choi cô bao quát giúp trẻ chơi, nhắc trẻ cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

* Đánh giá cuối ngày.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 25/05/2023