logo

Bài 23. Sông và hồ

Bài 23: Sông và hồ

Câu 1. Đánh dấu (X) vào ô ý đúng nhất

Sông là:

a) Dòng nước chảy trên bề mặt đất

b) Dòng nước chảy ổn định trên bề mặt đất

c) Dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt các lục địa

X

d) Tất cả đều sai

Câu 2. Nối các ô chữ và ghi tiếp vào ô chữ còn trống

 Bài 23. Sông và hồ | Giải VBT Địa Lí 6 (ảnh 1)

Câu 3. Quan sát hình và thực hiện các yêu cầu

 Bài 23. Sông và hồ | Giải VBT Địa Lí 6 (ảnh 2)

a) Ghi tên một số phụ lưu, chi lưu của sông Hồng

- Các phụ lưu: sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm,…

- Các chi lưu: sông Đáy, sông Trà Lí, sông Ninh Cơ,…

b) Mô tả hệ thống sông Hồng

- Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn ở miền Bắc Việt Nam.

- Dòng chính là sông Hồng, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

- Hệ thống sông Hồng thoát nước vào vịnh Bắc Bộ (thuộc Biển Đông) bằng các cửa sông Trà Lí, cửa Đáy, cửa Ba Lạt.

Câu 4. Nhận xét, so sánh tổng lượng nước vào mùa lũ và mùa cạn của sông Hồng và sông Cửu Long (sông Mê Công)

- Tổng lượng nước trong mùa cạn của sông Hồng là 25%, trong mùa lũ là 75%. Như vậy, lượng nước trong mùa lũ gấp 3 lần lượng nước trong mùa cạn.

- Tổng lượng nước trong mùa cạn của sông Cửu Long (Mê Công) là 20%, trong mùa lũ là 80%. Như vậy, lượng nước trong mùa lũ gấp 4 lần lượng nước trong mùa cạn.

Câu 5. Nối các ô để hoàn thành sơ đồ sau

 Bài 23. Sông và hồ | Giải VBT Địa Lí 6 (ảnh 3)

Câu 6. Nêu những lợi ích và khó khan của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất

- Lợi ích: Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, hoạt động công nghiệp. Là môi trường để nuôi trồng thủy sản,…

- Khó khăn: Lũ lụt, ngật úng, lấp cửa sông,…