logo

Giải Tin học 11: Bài 5. Khai báo biến

Bài 5. Khai báo biến

Tham khảo:

>>> Sơ đồ tư duy Tin học 11 Bài 5

>>> Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 5 có đáp án chi tiết

Mọi biến dùng trong chương trình đều phải được khai báo tên biến và kiểu dữ liệu của biến

Tên biến dùng để xác lập quan hệ giữa biến với địa chỉ bộ nhớ nơi lưu trữ giá trị của biến

Trong ngôn ngữ Pascal, cấu trúc chung của khai báo biến có dạng:

Var < Danh sách biến >:< Kiểu dữ liệu >;​

Trong đó:

- Var: là từ khoá dùng để khai báo biến. Có thể khai báo nhiều danh sách biến có những kiểu dữ liệu khác nhau

- Danh sách biến: tên các biến được viết cách nhau bởi dấu phẩy ",".

- Kiểu dữ liệu: là một kiểu dữ liệu chuẩn

Trong ngôn ngữ Pascal, cấu trúc chương trình của khai báo biến như sau:

Giải Tin học 11: Bài 5. Khai báo biến - Chi tiết, hay nhất

Bảng 1. Cấu trúc chương trình của khai báo biến 

Ví dụ:

Xét khai báo biến:

PHP:

Giải Tin học 11: Bài 5. Khai báo biến - Chi tiết, hay nhất (ảnh 2)

Tổng bộ nhớ cần cấp phát (Dựa vào bảng Bộ nhớ lưu trữ một giá trị của các kiểu dữ liệu đã học trong Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn):

-  X (6 byte); Y (6 byte); Z (6 byte);

- C (1 byte); Y (1 byte); J (1 byte);

- N (2 byte);

- Tổng 23 byte

Khi khai báo biến cần lưu ý:

- Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của nó.

  • Ví dụ: Cần đặt tên hai biến biểu diễn điểm toán, điểm tin thì không nên vì ngắn gọn mà đặt tên biến là d1, d2 mà nên đặt là dtoan, dtin

- Không nên đặt tên quá ngắn hay quá dài, dễ dẫn đến mắc lỗi hoặc hiểu nhầm.

  • Ví dụ: Không nên dùng d1, d2 hay diemmontoan, diemmontin cho điểm toán, điểm tin của học sinh

- Khai báo biến cần quan tâm đến phạm vi giá trị của nó.

  • Ví dụ: Khi khai báo biến biểu diễn số học sinh của một lớp có thể sử dụng kiểu byte, nhưng biến biểu diễn số học sinh của toàn trường thì phải thuộc kiểu word