logo

Giải thích được chuyển động của các thiên thể bằng mô hình hệ nhật tâm của Copernic

icon_facebook

Câu hỏi: Giải thích được chuyển động của các thiên thể bằng mô hình hệ nhật tâm của Copernic

Lời giải:

- Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời với quỹ đạo tròn và cùng chiều.

- Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời.

- Mặt Trăng chuyển động trên một quỹ đạo tròn quanh Trái Đất.

- Các hành tinh kể theo thứ tự tăng dần từ Mặt Trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ tinh.

- Các sao ở rất xa và cố định trên thiên cầu.

* Chuyển động của các thiên thể và hệ nhật tâm 

Thiên thể

Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Người ta phân biệt:

- Sao thiên thể tự phát sáng

- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng quay quanh sao.

- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng quay quanh hành tinh.

- Sao chổi là trường hợp đặc biệt, là tiểu hành tinh được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ; không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi.

Thuyết Nhật Tâm 

Thuyết Nhật Tâm là lý thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh xoay quanh Mặt Trời. Thuyết này tuy đã có từ lâu, nhưng Copernicus là người đã nỗ lực chứng minh sự chính xác của nó, và chỉ ra sai lầm trong Thuyết Địa Tâm coi Trái Đất là trung tâm vũ trụ của Ptolemy. Thuyết Nhật Tâm đã tạo bước ngoặt trong ngành thiên văn.

Trong phần trước, ta đã biết Ptolemy, trong tư cách là một trong những nhà thiên văn vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại, đã từ chối lý thuyết cho rằng Trái Đất xoay quanh Mặt Trời mà một số nhà thiên văn cùng thời đã manh nha nghĩ tới. Và ông đề xuất một mô hình vũ trụ của riêng mình, được tin dùng trong suốt hàng thế kỷ sau đó. Có thể nói Ptolemy tuy không phải người đầu tiên nghĩ ra, nhưng ông xứng đáng là tổ sư gia của thuyết Địa tâm.

Giải thích được chuyển động của các thiên thể bằng mô hình hệ nhật tâm của Copernic

* Tìm hiểu về hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời

Dựa vào các thông số về khối lượng, thể tích,… các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời cho đến thời điểm hiện tại. Cụ thể, Sao Mộc chính là hành tinh có kích thước đường kính lớn hơn trái đất khoảng 11 lần, khối lượng nặng gấp 318 lần và thể tích được xác định là lớn hơn trái đất khoảng 1.321.

Sao Mộc là hành tinh đứng thứ 5 nếu xét theo chiều từ mặt trời đến các vệ tinh xung quanh. Trong khi đó trái đất mà chúng ta đang sống là hành tinh ở vị trí thứ 3. Theo Universe Today, Sao Mộc có đường kính ở xích đạo là 142,984 km (gấp hơn 11 lần so với Trái Đất), thể tích của hành tinh này là 1.43128×1015 km3 đủ để chứa 1.321 Trái Đất bên trong mà vẫn còn chỗ trống.

Tám hành tinh thuộc Hệ Mặt trời bao gồm: sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương (theo thứ tự gần Mặt trời nhất). Sao Mộc là hành tinh thứ năm từ Mặt trời trở ra. Theo Universe Today, sao Mộc có đường kính ở xích đạo 142,984 km, gấp hơn 11 lần so với Trái đất. Thể tích của hành tinh lớn nhất Thái Dương hệ là 1.43128×1015 km3, đủ để chứa 1.321 Trái đất bên trong mà vẫn còn chỗ trống. Diện tích bề mặt sao Mộc là 6.21796×1010 km2, gấp 122 lần bề mặt Trái đất. Sao Mộc nặng 1.8986×1027 kg, gấp gần 318 lần Trái đất. Thực tế, sao Mộc có khối lượng gấp 2,5 lần tất cả hành tinh trong Hệ Mặt trời cộng lại. Còn Mặt trời chiếm 99,9% khối lượng của cả Hệ Mặt trời.

>>> Tham khảo: Thảo luận để rút ra kết luận về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

icon-date
Xuất bản : 01/10/2022 - Cập nhật : 01/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads