Câu hỏi: Bằng hình vẽ hãy giải thích tên gọi “sao Hôm”, “sao Mai” của Kim tinh
Lời giải:
Sở dĩ Kim tinh có tên gọi là sao Hôm hoặc sao Mai là vì:
- Từ Trái Đất quan sát được Kim Tinh chuyển động quay Mặt Trời, giống như việc nó đang mọc và lặn ở các thời điểm khác nhau.
- Kim tinh ban đầu dịch chuyển cùng hướng với Mặt Trời, nhưng sau đó dịch chuyển nhanh hơn nên Kim tinh sẽ vượt Mặt Trời và đi xa dần Mặt Trời về hướng đông – gọi là sao Mai.
- Khi Kim tinh xuất hiện vào chiều tối (khi Mặt Trời lặn) – gọi là sao Hôm.
* Tìm hiểu về sao Kim tinh
Gần đây, NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã công bố ba tàu vũ trụ mới sẽ phóng lên sao Kim vào khoảng năm 2030. Các sứ mệnh này sẽ hứa hẹn mang tới một bản nâng cấp lớn về hệ thống kiến thức của chúng ta về hành tinh này. Nhưng trước hết, hãy cùng tìm hiểu một số khía cạnh rất kỳ lạ của sao Kim, khiến nó trở thành mục tiêu thú vị cho các tàu thăm dò khoa học.
Sao Kim là một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời, do đó nó hay bị nhầm là vật thể bay không xác định (UFO). Vào thời cổ đại, sao Kim thường được cho là 2 ngôi sao khác nhau, ngôi sao buổi tối và ngôi sao buổi sáng. Nó là ngôi sao xuất hiện đầu tiên vào ban đêm và biến mất cuối cùng vào lúc bình minh. Trong tiếng Latinh, chúng lần lượt được gọi là Vesper và Lucifer.
Ở góc nhìn từ phía cực Bắc của Mặt Trời, sao Kim là một trong hai hành tinh của hệ tự quay quanh trục theo chiều kim đồng hồ. Chuyển động theo cách đặc biệt với tốc độ quay siêu chậm, khiến một ngày ở trên sao Kim dài bằng 243 ngày của Trái Đất. Thậm chí, thời gian này còn dài hơn cả một năm của nó (tính chu kỳ quay hết một vòng quanh mặt trời), vốn chỉ bằng 225 ngày của Trái Đất.
* Tìm hiểu về sao Thủy tinh
Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất, tuy nhiên, bề mặt của nó lại vô cùng lạnh giá. Nhiệt độ ban ngày ở đây có thể lên tới 840 độ F (450 độ C) còn ban đêm nhiệt độ xuống mức -275 độ F (-170 độ C). Vô cùng lạnh giá. Biên độ nhiệt trong một ngày lên tới hơn 1.100 độ F (600 độ C) - lớn nhất đối với các hành tinh thuộc Thái dương hệ.
Sao Thủy là một trong bốn hành tinh cấu tạo bằng đất đá giống Trái đất, đồng thời cũng là hành tinh nhỏ nhất với đường kính chỉ khoảng 4.879,4km. Con số này bằng 0,383 lần đường kính Trái đất và thậm chí còn nhỏ hơn vệ tinh Ganymede của sao Mộc và vệ tinh Titan của sao Thổ. Sắt chiếm lượng lớn trong cấu tạo của sao Thủy. Đây cũng là hành tinh có nhiều sắt nhất trong Hệ mặt trời. Cùng với sao Kim, sao Thủy không có vệ tinh tự nhiên, trong khi các hành tinh còn lại đều có vệ tinh quay quanh.
Trên hành tinh Trái đất của chúng ta, nhiệt độ thay đổi theo mùa là do độ nghiêng của trục hành tinh. Nếu Nam bán cầu nằm gần Mặt trời hơn Bắc bán cầu thì mùa xuân và mùa hè sẽ thay bằng mùa thu và mùa đông. Nhưng về cơ bản, hành tinh sao Thủy không nghiêng, nghĩa là các bán cầu không có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ.