Bài 4 trang 185 sgk Sinh 12
Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hoạt động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?
Lời giải:
Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái như khai thác trắng rừng, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập ngăn các dòng sông,... sẽ làm thay đổi môi trường sống, dẫn tới suy thoái các quần xã sinh vật. Việc làm và hậu quả nghiêm trọng gây ra:
+ Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...
+ Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
+ Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
+ Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.
+ Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
+ Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
+ Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
Xem toàn bộ Giải Sinh 12: Bài 41. Diễn thế sinh thái