logo

Bài 24. Thực hành: Lên men êtilic và lactic


Bài 24. Thực hành: Lên men êtilic và lactic


I. Lên men etilic

1. Hoàn thành phương trình phản ứng: 

Hợp chất X là : rượu etilic 

2. Kết quả thí nghiệm: quan sát bọt khí xuất hiệm ở các ống nghiệm

    - Ống 1: dung dịch saccarôzơ 10%

    - Ống 2: dung dịch saccarôzơ 10% + bột bánh men

    - Ống 3: nước lã đun sôi để nguội + bột bánh men

Nhận xét Ống 1 Ống 2 Ống 3
Có bọt khí CO2 - + -
Có mùi rượu - + -
Có mùi đường + + -
Có mùi bánh men - + +
Kết luận (lên men) - + -

• Kết luận về điều kiện lên men etilic:

- Cần có bột bánh men, là bột bên trong có nấm men rượu – một vi sinh vật hiếu khí, sau khi hô hấp hiếu khí bằng lượng O2 bị hòa tan trong dung dịch, chúng sẽ hô hấp kị khí (lên men rượu).

- Cần có nguyên liệu là đường.


II. Lên men lactic 

1. Có người cho là không có "tay" muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em thế nào?

    Ý kiến không có “tay” muối dưa nên dưa sẽ dễ bị khú là chưa đúng vì dưa khú là do:

- Có 2 loại vi khuẩn lên men là vi khuẩn lên men đồng hình chỉ sản xuất ra axit lactic và vi khuẩn lên men dị hình là vi khuẩn ngoài sản xuất ra axit lactic còn sản xuất ra nhiều chất khác và nó làm cho dưa bị khú.

- Trong quá trình muối dưa, nhiều loại vi khuẩn khác cùng phát triển với vi khuẩn lactic. Nếu không cung cấp đủ đường cho vi khuẩn lactic thì vi khuẩn gây thối sẽ phát triển và làm cho các nguyên liệu bị hỏng.

- Do dùng không đúng nồng độ muối phù hợp cho vi khuẩn lactic phát triển mà để cho các vi khuẩn khác phát triển hơn, cũng có thể do khi gắp bằng đũa bẩn, hoặc do không đậy nắp vại muối dưa…

- Nếu như để vại muối dưa trong một thời gian dài, vi khuẩn lactic tiết ra ngày càng nhiều axit lactic, cơ chất ít dần sẽ gây độc cho vi khuẩn lactic, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây thối làm cho dưa bị hỏng. 

2. Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Trẻ nhỏ dễ bị sâu răng vì:

- Răng của trẻ nhỏ còn mềm và yếu nên dễ bị sâu răng tấn công

- Khi ăn kẹo (có chứa đường) nếu vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có các mảng đường bám trên răng. Các vi khuẩn trong miệng sẽ phân giải đường để lấy dinh dưỡng, đồng thời hình thánh các chất hữu cơ khác có tính axit cao, làm phá hủy men răng và tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác bám vào chân răng làm cho trẻ nhỏ dễ bị sâu răng    

Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 24. Thực hành: Lên men etilic và lactic

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021