logo

Bài 26. Clo

Bài 26. Clo

Bài 26.1 trang 31 SBT Hóa học 9

Trong các phản ứng hoá học, clo

A. Chỉ thể hiện tính khử.             

B. Chỉ thể hiện tính oxi hoá

C. Không thể hiện tính oxi hoá.     

D. Thể hiện tính oxi hoá và tính khử.

Lời giải

Đáp án D.

Bài 26.2 trang 31 SBT Hóa học 9

Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hoá chất nào sau đây?

A. NaCl;   

B. KMnO4;   

C. KClO3;

D. HCl.

Lời giải

Đáp án D.

Bài 26.3 trang 31 SBT Hóa học 9

Người ta căn cứ vào tính chất hóa học nào để đánh giá clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh? Cho thí dụ minh họa.

Lời giải

Bài 26.3 trang 31 SBT Hóa học 9

Người ta căn cứ vào tính chất hóa học nào để đánh giá clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh? Cho thí dụ minh họa.

Lời giải

- Clo tác dụng với hầu hết các kim loại. Thí dụ: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.

- Clo tác dụng với hiđro (khi chiếu sáng hoặc đốt nóng) tạo thành hiđro elorua.

Bài 26.4 trang 31 SBT Hóa học 9

Viết các phương trình hoá học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện, nếu có).

KClO3 to→ A + B

A + H20 → D + E + F

D + E → KCl + KClO + H20

Lời giải

2KClO3 to→ 2KCl + 3O2

2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

Bài 26.5 trang 31 SBT Hóa học 9

Hình vẽ 3.1 mô tả phản ứng của khí hiđro cháy trong khí clo. Em hãy cho biết giấy quỳ tím ẩm có đổi màu không?

Tại sao?

Bài 26.5 trang 31 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9

Lời giải

Giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ vì

Cl2 + H2 → 2HCl

Khí HCl gặp nước thành dung dịch axit nên làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

Bài 26.6 trang 32 SBT Hóa học 9

Có 4 cốc đựng 4 chất lỏng sau: H20, dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch Na2CO3. Không dùng hoá chất nào khác, hãy nhận biết từng chất (được dùng phương pháp vật lí).

Lời giải

- Lấy mỗi dung dịch một ít, sau đó đổ vào nhau từng cặp một, cặp nào thấy bọt khí nổi lên thì cặp đó là HCl và Na2CO3, còn cặp kia là H2O và NaCl.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H20 + CO2

- Như vậy có hai nhóm: nhóm 1 gồm H2O và dung dịch NaCl, nhóm 2 gồm dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl.

- Đun đến cạn 2 cốc nhóm 1: cốc không có cặn là H2O, cốc có cặn là muối NaCl.

- Đun đến cạn 2 cốc nhóm 2: cốc không có cặn là HCl, cốc có cặn là muối Na2CO3.

Bài 26.7 trang 32 SBT Hóa học 9

Hợp chất nào sau đây phản ứng được với clo?

A. NaCl;

B. NaOH;

C. CaCO3;

D. HCl.

Lời giải

Đáp án B.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H20

Bài 26.8 trang 32 SBT Hóa học 9 

Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối của kim loại có hoá trị I. Hãy xác định tên của kim loại.

Lời giải

- Gọi kí hiệu và nguyên tử khối của kim loại là M.

Phương trình hoá học:

2M + Cl2 → 2MCl

9,2 x 2(M + 35,5) = 2M x 23,4

653,2 = 28,4M

M = 23. Vậy kim loại M là kim loại natri (Na).

Bài 26.9 trang 32 SBT Hóa học 9

Cho 5,6 gam bột sắt vào bình khí clo có dư. Sau phản ứng thu được 16,25 gam muối sắt. Tính khối lượng khí clo đã tham gia phản ứng.

Lời giải

Phương trình hoá học: 2Fe + 3Cl2 to→ FeCl3

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

Bài 26.9 trang 32 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9

  = 16,25 - 5,6 = 10,65g

Bài 26.10 trang 32 SBT Hóa học 9

Cho 12,7 gam muối sắt clorua vào dung dịch NaOH có dư trong bình kín, thu được 9 gam một chất kết tủa. Công thức hoá học của muối là

A. FeCl3;

B. FeCl2;

C. FeCl;

D. FeCl4

Lời giải

Đáp án B.

Gọi công thức của muối là FeClx(x là hóa trị của kim loại Fe).

Phương trình hóa học:

FeClx + xNaOH → Fe(OH)x + xNaCl

(56+35,5x)gam (56+17x)gam

12,7 gam 9 gam

Ta có tỷ lệ:

(56+35,5x)/12,7 = (56+17x)/9 => x = 2 → Công thức của muối là FeCl2

Bài 26.11 trang 32 SBT Hóa học 9

Viết các phương trình hoá học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):

Cl2 + A → B

B + Fe → C + H2

C + E → F + NaCl

F + B → C + H2O

Lời giải

Cl2 + H2 → 2HCl

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + 2HCl

Bài 26.12 trang 32 SBT Hóa học 9

Qua hình vẽ 3.2, em hãy cho biết mức độ phản ứng giữa clo và hiđro.

Bài 26.12 trang 32 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9

Lời giải

Qua hình vẽ ta nhận thấy khi có ánh sáng (băng Mg cháy), Cl2 phản ứng rất mạnh với H2 nên nắp bình bị bật ra.

Bài 26.13 trang 32 SBT Hóa học 9

Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất sau:

Dung dịch HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, H20.

Để điều chế clo, em có thể dùng những hoá chất nào? Viết các phương trình hoá học.

Lời giải

4HCl + MnO2 → H2 + 2H2O + MnH2

16HCl + 2KMnO4 → 5H2 + 2MnH2 + 2KCl + 8H2O

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + H2

Bài 26.14 trang 32 SBT Hóa học 9

Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):

H2 + A → B

B + MnO2 → A + C + D

A + C → B + E

Lời giải

H2 + Cl2 → 2HCl

4HCl + MnO2 → Cl2 + 2H2O + MnCl2

Cl2 + H2O → HCl + HClO

Bài 26.15 trang 33 SBT Hóa học 9

a) Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học sau:

Bài 26.15 trang 33 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9

b) Nêu cách tách khí Cl2 ra khỏi hỗn hợp: Cl2 có lẫn N2 và H2.

Lời giải

a)

(1) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

(2) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(4) 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

(5) Cl2 + Cu → CuCl2

(6) CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + CuCO3

b) Dần khí H2 dư vào hỗn hợp, rồi đưa ra ánh sáng, sau một thời gian cho hỗn hợp khí qua nước, ta được dung dịch HCl (N2 không tác dụng với H2 ở điều kiện thường). Cho dung dịch HCl tác dụng với MnO2 thu được khí Cl2.

Bài 26.16 trang 33 SBT Hóa học 9

Có các chất: KMnO4, MnO2, HCl.

a) Nếu khối lượng các chất KMnO4 và MnO2 bằng nhau, chọn chất nào để điều chế được nhiều clo hơn?

b) Nếu số mol KMnO4 và MnO2 bằng nhau, chọn chất nào để điều chế được nhiều clo hơn?

Lời giải

a)

4HCl + MnO2 → MnCl2 + 2H2O + Cl2

1 mol MnO2 → 1 mol Cl2

a/87 mol MnO2 → a/87 mol Cl2

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2

2 mol KMnO4 → 5 mol Cl2

a/158 mol KMnO4 → a/63,2 mol

Có a/63,2 > a/87

Chọn KMnO4 đều chế được nhiều clo hơn

b)

4HCl + MnO2 → MnCl2 + 2H2O + Cl2

a mol MnO2 → a mol Cl2

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2

2 mol KMnO4 → 5 mol Cl2

a mol KMnO4 → 5a/2 mol

Chọn KMnO4 đều chế được nhiều clo hơn.