logo

Bài 29. Oxi - Ozon

Bài 29: Oxi - Ozon

Bài 29.1 trang 63 Sách bài tập Hóa học 10

Khác với nguyên tử O, ion oxit O2- có

A. bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn.

B. bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn.

C. bán kính ion lớn hơn và ít electron hơn.

D. bán kính ion lớn hơn và nhiéu electron hơn.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 29.2 trang 63 Sách bài tập Hóa học 10

Cấu hình electron nào ở cột bên trái tương ứng với nguyên tử nào ở cột bên phải ?

Cấu hình electron

Nguyên tử

a) 1s22s2p4

1. S

b) 1s22s22p63s23p4

2. O

c) 1s22s22p5

3. Cl

d) 1s22s22p63s23p5

4. F

5. P

Lời giải:

a-2;    b-1;    c-4;    d-3

Bài 29.3 trang 63 Sách bài tập Hóa học 10

Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô ?

A. Al2O3

B. CaO

C. Dung dịch Ca(OH)2

D. Dung dịch HCl

Lời giải:

Đáp án B

Bài 29.4 trang 64 Sách bài tập Hóa học 10

Ở một số nhà máy nước, người ta dùng ozon để sát trùng nước máy là dựa vào tính chất nào sau đây của ozon ?

A. Ozon là một khí độc

B. Ozon không tác dụng với nước

C. Ozon tan nhiều trong nước

D. Ozon là chất oxi hoá mạnh

Lời giải:

Đáp án D

Bài 29.5 trang 64 Sách bài tập Hóa học 10

Với số mol các chất bằng nhau, chất nào dưới đây điều chế được lượng O2 nhiều nhất

A. 2KNO3→ 2KNO2+ 2O2

B. 2KClO3→ 2KCl + 3O2

C. 2H2O2→ 2H2O + O2

D. 2HgO → 2Hg + O2

Lời giải:

Đáp án B

Bài 29.6 trang 64 Sách bài tập Hóa học 10

Oxi có số oxi hóa dương trong hợp chất nào sau đây

A. K2O    

B. OF2

C. H2O2

D. (NH4)2SO4

Lời giải:

Đáp án B

Bài 29.7 trang 64 Sách bài tập Hóa học 10

Khi nhiệt phân 1 g KMnO4 thì thể tích khí O2 thu được ở đktc là

A. 0,1 lít    

B. 0,3 lít

C. 0,07 lít    

D. 0,03 lít

Lời giải:

Đáp án C

Bài 29.8 trang 64 Sách bài tập Hóa học 10

Điều chế khí oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4. Kết quả của thí nghiệm được ghi lại như sau :

Thời gian (s)

Thể tích O2 thu được (cm3)

Thời gian (s)

Thể tích O2 thu được (cm3)

0

10

20

30

0

8

28

57

40

50

60

70

78

87

90

90

a) Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích khí oxi thu được theo thời gian (trục tung là thể tích khí oxi, trục hoành là thời gian).

b) Dùng đồ thị để cho biết thể tích khí oxi thu được ở thời điểm :

- 25 giây

- 45 giây

c) Ở thời điểm nào thì phản ứng kết thúc ?

Lời giải:

a) Xem đồ thị sau :

Giải SBT Hóa 10: Bài 29. Oxi - Ozon I Toploigiai

b) Thể tích khí oxi thu được ở các thời điểm :

25 giây : Khoảng 40 cm3

45 giây : Khoảng 83 cm3

c) Phản ứng kết thúc ở thời điểm 60 giây và thể tích khí oxi thu được là 90 cm3

Bài 29.9 trang 65 Sách bài tập Hóa học 10 

a) Cho biết tên hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.

b) So sánh tính chất hoá học của hai dạng thù hình. Dẫn ra PTHH để minh hoạ.

Lời giải:

a) hai dạng thù hình của nguyên tố oxi là oxi O2và ozon O3

b) So sánh tính chất hoá học của oxi và ozon

Oxi

Ozon

a. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Ag, Au và Pt) → oxit. Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.

2Mg + O2 → 2MgO

3Fe + O2 → Fe3O4

b. Tác dụng với phi kim

- Oxi phản ứng với hầu hết các phi kim (trừ halogen) tạo thành oxit axit hoặc oxit không tạo muối.

- Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.

S + O2 → SO2

C + O2 → CO2

2C + O2 → 2CO

N2 + O2

c. Tác dụng với hợp chất có tính khử

2CO + O2 → 2CO2

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

Có tính oxi hóa mạnh hơn Oxi:

O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2

2Ag + O3 → Ag2O + O2 (phản ứng xảy ra ngay ở nhiệt độ thường).

Bài 29.10 trang 65 Sách bài tập Hóa học 10

Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có ti khối đối với hiđro bằng 18. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.

Lời giải:

Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí:

M = 18 x 2 = 36(g/mol)

Đặt x và y là số mol O3 và O2 có trong 1 mol hỗn hợp khí, ta có phương trình đại số :

Giải SBT Hóa 10: Bài 29. Oxi - Ozon I Toploigiai (Ảnh 2)

Giải phương trình, ta có y = 3x. Biết rằng tỉ lệ phần trăm về số mol khí cũng là tỉ lệ về thể tích : Thể tích khí oxi gấp 3 lần thể tích khí ozon. Thành phần của hỗn hợp khí là 25% ozon và 75% oxi.

Bài 29.11 trang 65 Sách bài tập Hóa học 10 

Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3 tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khí H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và khí CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2 là 3,6

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp khí A và B.

b) Một mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO ?

Lời giải:

a) Đặt x và y là số mol O3và O2có trong 1 mol hỗn hợp khí

Hỗn hợp khí A : (48x + 32y)/(x+y) = 19,2 x 2 = 38,4

→ 3x = 2y → 40%O3 và 60% O2

a) Đặt x và y là số mol H2và CO có trong 1 mol hỗn hợp khí

Hỗn hợp khí B : (2x + 28y)/(x+y) = 3,6 x 2 = 7,2

→ x = 4y → 80% H2 và 20% CO

b) PTHH của các phản ứng :

2CO + O2 → 2CO2 (1)

3CO + O3 → 3CO2 (2)

Trong 1 mol hỗn hợp khí A có 0,6 mol O3 và 0,4 mol O2

Theo (1): 0,6 mol O2 đốt cháy được 1,2 mol CO.

Theo (2) : 0,4 mol O3 đốt cháy được 1,2 mol CO.

Kết luận : 1 mol hỗn hợp khí A đốt cháy được 2,4 mol khí CO.

Bài 29.12 trang 65 Sách bài tập Hóa học 10

Sau khi ozon hoá một thể tích oxi thì thấy thể tích giảm đi 5 ml. Tính thê tích ozon đã được tạo thành và thể tích oxi đã tham gia phản ứng để biến thành ozon. Các thể tích khí đều đo ở đktc.

Lời giải:

3O2 → 2O3

3ml → 2 ml (giảm 1 ml)

y ml ←x ml (giảm 5 ml)

Rút ra : x = 10 ml và y = 15 ml

Thể tích O3 đã tạo thành là 10 ml.

Thể tích O2 đã tham gia phản ứng là 15 ml.

Bài 29.13 trang 65 Sách bài tập Hóa học 10

Một bình cầu dung tích 448 ml được nạp oxi rồi cân. Phóng điện để ozon hoá, sau đó lại nạp oxi rồi cân. Khối lượng trong 2 trường hợp chênh lộch nhau 0,03 gam.

Tính phần trăm về khối lượng của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng. Biết các thể tích khí nạp vào bình đều đo ở đktc.

Lời giải:

448 ml ở đktc là 0,02 mol.

Số mol ozon có trong oxi đã được ozon hoá : 0,03/16 = 0,001875 (mol) hay 0,09 (g).

Số mol oxi có trong bình : 0,02 - 0,001875 = 0,018125 (mol) hay 0,58 g.

Khối lượng của hỗn hợp : 0,09 + 0,58 = 0,67 (g).

Phẩn trăm khối lượng cua ozon trong hỗn hợp : 0,09 x 100/0,67 = 13,43%

Bài 29.14 trang 65 Sách bài tập Hóa học 10

Hỗn hợp khí ozon và oxi có tỉ khối so với khí H2 là 18.

a) Xác định % thể tích của ozon trong hỗn hợp.

b) Khi cho 1 lít (đktc) hỗn hợp khí đó đi qua bạc kim loại, khối lượng của bạc sẽ tăng lên bao nhiêu ?

Lời giải:

Gọi x là số mol O3 có trong 1 mol hỗn hợp khí, số mol O2 sẽ là (1 - x) mol.

Ta có phương trình : 48x + (1 - x).32 = 18.2

Giải ra x = 0,25.

Do %n = %V nên ozon chiếm 25% thể tích hỗn hợp.

b) 2Ag + O2→ Ag2O + O2(1)

Theo (1) : 22,4 lít O3 tạo ra 1 mol Ag2O khối lượng tăng 16 g

0,25 lít O3 tạo ra 1 mol Ag2O khối lượng tăng x g.

x = 16x0,25/22,4 = 0,178g

Bài 29.15 trang 66 Sách bài tập Hóa học 10

Có các chất khí không màu sau là : hiđro clorua, cacbonic, oxi, ozon.

Hãy nêu phương pháp hoá học để phân biệt các khí trên.

Lời giải:

+ Dùng giấy quỳ tím tẩm nước để nhận ra khí HCl.

+ Dùng nước vôi trong để nhận ra khí CO2

+ Dùng dung dịch chứa hỗn hợp KI và hồ tinh bột để nhận ra ozon.

+ Khí còn lại là oxi.

Bài 29.16 trang 66 Sách bài tập Hóa học 10

Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối hơi đối với metan (CH4) bằng 3. Tính thể tích khí O2 ần thêm vào 20 lít hỗn hợp trên để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi bằng 2,5.

Lời giải:

Hỗn hợp đầu có : V = 20 lít, M = 3.16 = 48

Áp dụng phương pháp đường chéo ta có :

Giải SBT Hóa 10: Bài 29. Oxi - Ozon I Toploigiai (Ảnh 3)

VO2 = 20 lít