logo

Bài 37. Bài thực hành số 6. Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Bài 37: Bài thực hành số 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Thí nghiệm 1: Phản ứng của Al với dd CuSO4

- Tiến hành TN:

    + Dùng giấy ráp đánh sạch lớp Al2O3 phủ bên ngoài lá nhôm

    + Nhúng lá nhôm vào dd CuSO4

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có kết tủa màu đỏ bám vào lá nhôm. Màu xanh của dung dịch nhạt dần.

- Giải thích: Al có tính khử mạnh đã khử ion Cu2+ thành Cu (đỏ) bám vào lá nhôm và tạo ion Al3+ không màu nên màu xanh của dd nhạt dần

PTHH:

2Al + 3Cu2+ → 3Cu + 2Al3+

Thí nghiệm 2: Phản ứng của Al với dd NaOH

- Tiến hành TN

  + Cho vài mảnh nhôm vào ống nghiệm

    + Rót vào ống nghiệm 2-3ml dd NaOH

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có sủi bọt khí không màu.

- Giải thích: Do tính lưỡng tính của nhôm oxit và nhôm hidroxit .

Trước tiên: màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Sau đó Al khử H2O

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

Và màng Al(OH)3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Quá trình liên tục như vậy cho đến khi Al tan hết. Do đó có thể viết gộp PTHH:

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Thí nghiệm 3: Điều chế Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Rót 3ml dd muối nhôm AlCl3 vào ống nghiệm

    + Nhỏ từng giọt dd NaOH loãng, lắc đều ống nghiệm tới khi tạo thành kết tủa

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng

- Giải thích: Kết tủa đó là Al(OH)3

Phải cho từng giọt dd NaOH do Al(OH)3 có tính lưỡng tính, có thể tan trong NaOH dư.

PTHH: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Thí nghiệm 4: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Chia chất lỏng có lẫn kết tủa Al(OH)3 ở trên vào 2 ống nghiệm

    + Nhỏ vào ống nghiệm 1 vài giọt dd axit, nhỏ vào ống nghiệm thứ 2 vài giọt dd bazo.

- Hiện tượng: Cả 2 ống nghiệm kết tủa đều ta và tạo dung dịch trong suốt

- Giải thích: Do Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên tác dụng được cả với axit và bazo

PTHH: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Tham khảo toàn bộ: Giải Hóa 12 nâng cao