logo

Bài 37. Thực hành. Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 37: Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hành:

1. Dựa vào bảng 37.1:

Giải Địa 9: Bài 37. Thực hành. Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long | Giải bài tập Địa lí 9

Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%)

Lời giải:

Biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002

Giải Địa 9: Bài 37. Thực hành. Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long | Giải bài tập Địa lí 9

2.Căn cứ vào biểu đồ và bài 35, 36, hãy cho biết:

a) Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên, ngồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ,...)

b) Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu

c) Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục.

Lời giải:

a) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:

- Điều kiện tự nhiên:

- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn;nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các bãi tôm , cá trên biển rộng lớn.

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng linh hoạt với nến kinh tế thị trường , năng động , nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh

- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thủy sản; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.

- Thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ..

- Công nghiệp chế biến thủy hải sản của vùng ngày càng được hoàn thiện; dịch vụ hậu cần nghề các được tăng cường như các cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển, thức ăn cho cá tôm, nguồn giống...

b) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu:

+ Lợi thế vè môi trường tự nhiên so với các vùng khác: diện tích vùng nước rộng lớn (vùng ven biển: nuôi tôm sú, tôm thẻ; trong mương vườn: tôm càng xanh), đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.

+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy lớn

+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

- Dân cư đông đúc, nguồn lao động lớn, người dân có nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm, khả năng  thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, sẵn sàng đầu tư, tiếp thu các công nghệ hiện đại trong quá trình sane xuất

- Xây dựng được nhiều cơ sở chế biến tôm nổi tiếng, chất lượng

- Thị trường tiêu thu rộng lớn, xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, EU, Bắc Mĩ

c) Những khó khăn trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Nguồn tài nguyên thủy sản có xu hướng giảm sút đáng kể cho những năm gần đây

- Khuyến khích đánh bắt xa bờ tuy nhiên không được đầu tư kĩ càng

- Chưa chủ động nguồn thức ăn cho con nuôi và nguồn giống sạch bệnh.

- Cơ sơt vật chất-kĩ thuật còn thô sơ, chưa được đầu tư

- Sản phẩm chế biến chưa có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Chưa chủ động được nguồn giống, chất lượng sản phẩm chưa cao, thị trường tiêu thụ còn bị động.

Tham khảo toàn bộ: Giải Địa 9