Câu trả lời chính xác nhất: Giai cấp xuất hiện khi lao động xã hội đã có thể tạo ra sản phẩm thặng dư tương đối, khiến cho sức lao động đã có một giá trị mà người ta có thể lợi dụng như đối tượng khai thác để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do lao động tạo ra. Khả năng này chưa xuất hiện thì không thể hình thành chế độ người bóc lột người.
Mời các bạn cùng tìm hiểu thêm về giai cấp qua bài viết dưới đây!
Quan điểm duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác là cơ sở lý luận khoa học làm sáng tỏ bản chất của quan hệ giai cấp. Năm 1919, trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”. V. I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:
“Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.”
Ví dụ:
+ Chủ nô và nô lệ là hai giai cấp đối lập nhau trong xã hội cổ đại.
+ Phong kiến và nông nô (có cách gọi khác là địa chủ và tá điền) là hai giai cấp trong xã hội trung cổ.
+ Tư sản và vô sản là hai giai cấp đối lập trong xã họi cận đại và đương đại.
Giai cấp xuất hiện khi nào? Theo C.Mác là người đầu tiên đưa ra quan niệm cho rằng “ Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.” Cơ sở tồn tại của giai cấp phải tìm trong sản xuất kinh tế chứ không phải tìm trong hình thái chính trị hay tư tưởng con người. C.Mác và Ăngghen chứng minh rằng nguyên nhân căn bản, sâu sa của sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự thay thế hệ thống giai cấp này bằng hệ thống khác, nói chung sự tồn tại của giai cấp là lực lượng sản xuất phát triển trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Giai cấp xuất hiện khi lao động xã hội đã có thể tạo ra sản phẩm thặng dư tương đối, khiến cho sức lao động đã có một giá trị mà người ta có thể lợi dụng như đối tượng khai thác để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do lao động tạo ra. Khả năng này chưa xuất hiện thì không thể hình thành chế độ người bóc lột người. Đầu tiên, trong xã hội nguyên thuỷ, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên để sống sót họ phải nương tựa vào nhau theo bầy đàn. Trong điều kiện đó giai cấp chưa xuất hiện.
Qua quá trình phát triển, các công cụ lao động nhờ đó tăng lên đáng kể, phân công lao động xã hội to đó được hình thành, xuất hiện của cải dư thừa, những người có quyền trong bộ lạc thị tộc lạm dụng quyền của mình để chiếm thành của riêng, chế độ tư hữu ra đời đánh dấu sự ra đời của giai cấp nô lệ ra đời: do đó thừa của cải, tù binh bắt được sử dụng làm người phục vụ cho những người giàu và có địa vị trong xã hội, họ được gọi là nô lệ, chế độ có giai cấp chính thức được hình thành từ đó.
Như vậy, sự xuất hiện tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp đến sự ra đời của giai cấp, cái mới ra đời phủ định cái cũ lạc hậu, trong lịch sử đã có chế độ phong kiến thay thế chế độ nô lệ, chế độ tư bản chủ nghĩa thay thế chế độ phong kiến. Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lại tạo tiền đề cho sự thủ tiêu chế độ tư hữu – cơ sở kinh tế của sự đối kháng giai cấp trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội. Đó là lô-gic khách quan của tiến trình phát triển lịch sử.
Mỗi kiểu xã hội sẽ có kết cấu xã hội - giai cấp riêng, mỗi kết cấu sẽ gồm 02 giai cấp cơ bản, một số giai không cơ bản và tầng lớp trung gian. Khi các hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội khác thì kết cấu giai cấp cũng thay đổi theo. Trong đó:
02 giai cấp cơ bản là 02 giai cấp xuất hiện và tồn tại gắn liền với phương thức sản xuất thống trị của xã hội. Sự đối kháng giữa 02 giai cấp này thể hiện sự mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất.
Bên cạnh giai cấp cơ bản là giai cấp không cơ bản, trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đó có thể là những nông dân có ít ruộng đất. Trong xã hội phong kiến là các giai cấp nô lệ và chủ nô là tàn dư của xã hội cũ. Trong xã hội tư bản, họ là những giai cấp địa chủ với tư cách là tàn dư, giai cấp nông dân.
Tầng lớp trung gian là những tầng lớp trí thức làm công việc chủ yếu bằng trí óc. Họ không phải là một giai cấp và được hình thành từ những giai cấp khác nhau để phục vụ những giai cấp khác nhau.
Học thuyết Mác đã chỉ rõ: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa những tập đoàn mà lợi ích căn bản đối lập nhau và kết cục của cuộc đấu tranh giai cấp là đi đến một cuộc cách mạng xã hội để thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn”.
Hiểu vắn tắt: đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích căn bản đối lập nhau (lợi ích căn bản nói ở đây là lợi ích kinh tế, lợi ích cơ bản là quyền lực chính trị). Như vậy, nguyên nhân của cuộc đấu tranh giai cấp là do sự đối lập nhau về địa vị kinh tế và mâu thuẫn về lợi ích cơ bản giữa các giai cấp mà sinh ra.
Đấu tranh giai cấp không phải là do “sự hiểu lẩm”, “sự không hiểu biết lẫn nhau giữa các giai cấp”; “do chính sách không khôn khéo của nhà cầm quyền trong xã hội”, hoặc do “sự xúi dục của những phần tử ác ý”,.. như quan niệm của các nhà tư tưởng của các giai cấp bóc lột thường nêu ra để che đậy nguyên nhân của đấu tranh giai cấp.
Cũng cần thấy thêm rằng: trong xã hội có giai cấp đối kháng, đấu tranh của cá nhân trong giai cấp này chống cá nhân trong giai cấp khác mới chỉ là mầm mống của đấu tranh giai cấp chứ chưa quan niệm đó là đấu tranh giai cấp. Chỉ thực sự là đấu tranh giai cấp khi những cá nhân đó nhận thức một cách tự giác, thông qua những hoạt động có ý thức, có tổ chức của mình nhằm góp phần lật đổ giai cấp thống trị bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Chẳng hạn, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, đấu tranh của một người công nhân chỉ trở thành đấu tranh giai cấp khi nó nằm trong cuộc đấu tranh chung của toàn bộ giai cấp công nhân, chống lại toàn bộ giai cấp tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản.
Tóm lại: Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng. Đấu tranh giai cấp là quy luật chung, phổ biến của mọi xã hội có phân chia giai cấp. Song quy luật này lại có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể do kết cấu giai cấp trong xã hội, do địa vị lịch sử của giai cấp cách mạng trong từng phương thức sản xuất, do tương quan lực lượng giai cấp trong từng giai đoạn và trên từng địa bàn quyết định.
Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử loài người. Đây là phương tiện tất yếu để giải phóng giai cấp, là điều tất yếu để giải phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Khi đấu tranh giai cấp phát triển dẫn đến cách mạng vô sản thắng lợi tại những khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản là điều kiện khách quan và chủ quan để giành chính quyền.
Sau khi giành được chính quyền, đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân vẫn chưa kết thúc mà tiếp tục diễn ra phức tạp trong các điều kiện mới. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh của giai cấp công nhân thay đổi mục tiêu từ việc giành chính quyền sang củng cố chính quyền của nhân dân lao động để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Đấu tranh giai cấp từ trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội diễn ra một cách toàn diện trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa- tư tưởng và xã hội. Chủ nghĩa xã hội chỉ giành được thắng lợi khi giai cấp công nhân lãnh đạo quần chúng xây dựng thành công các phương thức sản xuất mới, đảm bảo chủ nghĩa xã hội tạo ra năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản (Theo Lênin).
Ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong xã hội vẫn luôn tồn tại lâu dài các giai cấp và mâu thuẫn giai cấp. Do đó, đấu tranh giai cấp là thực tế khách quan không thể tránh khỏi. Đấu tranh giai cấp ở nước ta là cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức, giữa một bên là quần chúng lao động, các lực lượng xã hội với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, đoàn kết thống nhất do Đảng lãnh đạo và một bên là các thế lực thù địch, các phần tử chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc đấu tranh giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa cũng là biểu hiện của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa và các nhân tố dịch chuyển theo định hướng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh này vẫn diễn ra hằng ngày hằng giờ trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến tư tưởng và trật tự xã hội.
>>> Xem thêm: Giai cấp công nhân ra đời trước tiên ở đâu?
Như vậy Top lời giải cùng các bạn tìm hiểu về Sự xuất hiên của giai cấp. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu bổ ích về giai cấp nhé!