logo

Bài 5 trang 125 SGK Vật lý 12


Mục lục nội dung

Bài 24: Tán sắc ánh sáng

Bài 5 (trang 125 SGK Vật lý 12)

Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 5o, được coi là nhỏ, các chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,643 và nt = 1,685. Cho một chùm ánh sáng trắng hẹp rọi vào một mặt bên của lăng kính, dưới góc tới i nhỏ. Tính góc giữa tia tím và tia đỏ sau khi ló ra khỏi lăng kính.

Lời giải

Coi góc chiết quang là nhỏ nên góc lệch được tính theo công thức: D = (n - 1)A

Góc lệch của tia đỏ sau khi qua lăng kính:

Dđ = (nđ – 1)A = (1,643 – 1)5 = 3,215o

Độ lệch của tia tím sau khi qua lăng kính:

Dt = (nt – 1)A = (1,685 – 1)5 = 3.425o

Góc giữa tia tím và tia tia đỏ sau khi ló ra khỏi lăng kính:

ΔD = Dđ – Dt = 3.425o - 3,215o = 0,21o = 12,6'

Kiến thức cần nhớ

- Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sang phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.

- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

- Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sang đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

- Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ, đến màu tím.

(SGK Vật lý 12 – Bài 24 trang 124)

Xem toàn bộ Giải bài tập Vật lý 12: Bài 24. Tán sắc ánh sáng

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/08/2021