logo

Bài 35. Không khí cần cho sự cháy

Bài 35. Không khí cần cho sự cháy

Trò chơi học tập (SGK Khoa học 4 trang 70)

Dùng hai cây nến như nhau và hai lọ thuỷ tinh không bằng nhau: một lọ nhỏ và một lọ to để làm thí nghiệm như hình 1 và hình 2. Theo bạn, cây nến ở trong lọ nào sẽ cháy lâu hơn? Tại sao?

Bài 35. Không khí cần cho sự cháy | Giải bài tập Khoa học lớp 4 (ảnh 1)

Lời giải:

+ Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.

Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ. Mà trong không khí thì càng có nhiều khí ô-xi duy trì sự cháy.

Trò chơi học tập (SGK Khoa học 4 trang 71)

1. Dùng một lọ thuỷ tinh không có đáy, úp vào cây nến đang cháy (hình 3). Ngọn nến còn cháy được bao lâu?

2. Thay đế gắn cây nến như trong hình 4. Tại sao nến không bị tắt?

Lời giải:

1.

Bài 35. Không khí cần cho sự cháy | Giải bài tập Khoa học lớp 4 (ảnh 2)

Cây nến chỉ cháy được một thời gian ngắn nữa rồi tắt

2. Thay đế gắn cây nến như trong hình 4. Tại sao nến không bị tắt?

Bài 35. Không khí cần cho sự cháy | Giải bài tập Khoa học lớp 4 (ảnh 3)

Do được cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-xi nên cây nến cháy liên tục.

Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 4 trang 71)

Làm thế nào để ngọn lửa ở bếp than và bếp củi không bị tắt?

Lời giải:

Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô-xi bị mất đi.

Muốn cho ngọn lửa trong bếp không bị tắt, em thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông.

Em có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào trong bếp.