logo

Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn GDCD 11 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Trắc nghiệm: Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi?

A. Người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng

B. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán

C. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được

D. Người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được

- Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được.


Kiến thức tham khảo về hàng hoá - tiền tệ 


1. Hàng hóa là gì?

- Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hóa, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán.

- Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có: 

+ Tính hữu dụng đối với người dùng.

+ Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động. 

+ Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.

- Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất. 

- Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Từ khái niệm này, ta có thể rút ra kết luận một đồ vật muốn trở thành hàng hóa cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:

+ Hàng hóa là sản phẩm của lao động.

+ Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.

+ Thông qua trao đổi, mua bán.

- Sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu hàng hóa không như các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động, v.v. được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết có những tính chất như đã liệt kê trên.


2. Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?

- Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. Giữa hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá.

a. Giá trị sử dụng của hàng hoá

- Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. 

+ Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại… 

+ Nhu cầu gián tiếp như: các tư liệu sản xuất… 

- Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng (tính có ích) đó làm cho nó có giá trị sử dụng.

Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi?

Ví dụ: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi lại… 

- Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên (vật lý, hoá học…) của vật thể hàng hoá đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, việc phát hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. 

Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi? (ảnh 2)

- C.Mác viết: “giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái xã hội của của cải đó như thế nào”. Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán.

- Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó, khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử dụng chỉ ở trạng thái khả năng. Để giá trị sử dụng có khả năng biến thành giá trị sử dụng hiện thực thì nó phải được tiêu dùng. 

- Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất. Đòi hỏi người sản xuất hàng hóa luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt.

b. Giá trị của hàng hoá 

- Trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi.

- Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.

Ví dụ: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc. 

- Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động (thời gian lao động và công sức lao động) do lao động được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá. 

- Đây là khái niệm được khẳng định trong các giáo trình kinh tế chính trị. Nếu xét nó trên quan điểm của trường phái hiệu dụng biên thì vẫn đạt được lý lẽ hoàn chỉnh. 

- Theo đó, đối tượng chung của nhu cầu có trong các cá nhân khác nhau vẫn đảm bảo cơ sở cho trao đổi. 

c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá 

- Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. 

- Thống nhất: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hoá.

- Đối lập:

+ Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất (vải mặc, sắt thép, lúa gạo…). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo… đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó). 

+ Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian. Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước. Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. 

- Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.

- Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.

Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi? (ảnh 3)

3. Tiền tệ là gì?

- Tiền tệ (currency) là một mệnh giá tiền tệ, chẳng hạn như Đô la, Euro hoặc bảng Anh, được chấp nhận thanh toán trong một khu vực nhất định hoặc giữa một nhóm người cụ thể. Tiền tệ được sử dụng như một phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Bản thân tiền tệ không có giá trị thực sự và thay vào đó nó có được giá trị từ khả năng chấp nhận chung của nó. Thông thường, tiền tệ được cung cấp bởi một cơ quan công cộng như ngân hàng trung ương. 

- Trước khi khái niệm tiền tệ ra đời, hàng hóa và dịch vụ được trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác theo phương thức hàng đổi hàng. Việc trực tiếp trao đổi hàng hóa với hàng hóa gây ra khá nhiều khó khăn cho việc xác định chính xác giá trị của hàng hóa / dịch vụ nhất định nào đó cũng như khó khăn trong việc theo dõi sự phát triển về giá trị của hàng hóa / dịch vụ theo thời gian. Sự phát triển của tiền tệ như một phương tiện trao đổi đã tạo ra một nền kinh tế đơn giản và hiệu quả hơn. Bằng cách đặt một giá trị tiền tệ duy nhất vào một hàng hóa / dịch vụ, việc xác định giá trị tương đối của nó trở nên dễ dàng hơn nhiều. Do đó, tiền tệ được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia phát triển đơn vị tiền tệ của mình phù hợp với chi phí sinh hoạt và mức sống trong các lĩnh vực tương ứng của họ.


4. Các chức năng của tiền tệ

Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi? (ảnh 4)

Theo C.Mác, chức năng của tiền tệ cụ thể như sau:

* Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hóa không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng. Sở dĩ có thế làm được như vậy vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa.Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

- Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:

+ Giá trị hàng hóa.

+ Giá trị của tiền.

+ Quan hệ cung – cầu về hàng hóa.

- Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả nên trong ba nhân tố nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.

- Để tiền làm được chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được quy định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hàng hóa. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau.

* Phương tiện lưu thông:

- Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt.Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa.

- Công thức lưu thông hàng hóa là: H – T – H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.

- Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thỏi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.

- Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó.Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương lện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giám bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ.

- Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Nhà nước có thể in tiền giấy ném vào lưu thông. Nhưng vì bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của nén vàng, nên nhà nước không thể tùy ý in bao nhiêu tiền giấy cũng được, mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

- Quy luật đó là: “việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự”. Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.

* Phương tiện cất trữ:

- Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông.Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

* Phương tiện thanh toán:

- Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán.Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt.Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

* Tiền tệ thế giới:

- Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì nên làm chức năng tiền tệ thế giới.Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.

- Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ mật thiết với nhau.Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022