logo

Các hình thức vận động

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Các hình thức vận động” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn GDCD 10


Các hình thức vận động

Dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại lúc đang sinh sống, Engels đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản (xếp từ đơn giản đến phức tạp). Đó là:

+ Vận động cơ học (là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).

+ Vận động vật lý (tức sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các quá trình nhiệt điện, v.v.).

+ Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất).

+ Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường).

+ Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế - xã hội).


Kiến thức tham khảo về vận động


1. Vận động là gì?

Vận động là một phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất (cùng với cặp phạm trù không gian và thời gian), đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình.

[ĐÚNG NHẤT] Các hình thức vận động

Vận động là một khái niệm cơ bản của triết học, liên quan mật thiết với các khái niệm triết học khác. Quan điểm về vận động có thể là duy vật hay duy tâm, biện chứng hay siêu hình. Quan điểm duy vật biện chứng về vận động là đúng đắn và có nội dung sâu sắc. Quan điểm đó đã được trình bày trong các sách giáo khoa về triết học Mác - Lênin. Tuy nhiên, cách hiểu quan điểm biện chứng về vận động (nhất là quan điểm về phương thức, khuynh hướng và nguyên nhân của vận động) còn chưa có sự thống nhất; cách trình bày quan điểm biện chứng về vận động còn thiếu tính khái quát, thiếu rõ ràng. Bài viết này góp thêm ý kiến về cách hiểu và cách trình bày đối với quan điểm biện chứng về vận động.


2. Dấu hiệu nhận biết vận động

Vận động với tính cách một khái niệm của triết học là “tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” [10, tr.519], “là sự biến đổi nói chung, là mọi sự tác động qua lại giữa các khách thể vật chất” [14, tr.660]. Theo nghĩa này, khái niệm vận động đồng nghĩa với các khái niệm thay đổi, biến đổi; trái nghĩa với các khái niệm đứng im, không thay đổi, không biến đổi. Để xác định một sự vật (hoặc vật) nào đó có vận động hay không, ta cần phải so sánh sự vật ấy ở hai thời điểm khác nhau. Nếu một sự vật vào thời điểm trước và vào thời điểm sau là giống nhau, thì sự vật đó không vận động. Ngược lại, nếu một sự vật vào thời điểm trước và vào thời điểm sau là khác nhau, thì sự vật đó có vận động. Nói cách khác, một sự vật có vận động nếu vào thời điểm trước nó có (hoặc không có) một thuộc tính nào đó, còn vào thời điểm sau không có (hoặc có) thuộc tính đó. Một sự vật không vận động nếu vào thời điểm trước nó có (hoặc không có) một thuộc tính nào đó, còn vào thời điểm sau cũng có (hoặc không có) thuộc tính đó. Căn cứ vào dấu hiệu nhận biết vận động như trên, từ kết quả quan sát (bằng mắt hoặc bằng các dụng cụ đo), mọi người đều dễ dàng xác định được một sự vật bất kỳ ở thời điểm sau có vận động hay không vận động so với thời điểm trước.

Lưu ý về các hình thức vận động

- Các hình thức vận động trên khác nhau về chất, thể hiện ở trình độ của vận động. Mỗi trình độ của vận động tương ứng với một trình độ kết cấu vật chất nhất định.

- Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động cao hơn.

- Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật bao giờ cũng đặc trưng bởi một hình thức vận động cơ bản. Ví dụ, vận động cơ bản đặc trưng của các cơ thể sống là sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường (vận động sinh học). Tất nhiên, cơ thể sống vẫn có các vận động khác, như vận động cơ học, vật lý, hoá học, v.v.

Vận động gắn liền với đứng im, đứng im là vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối. Đứng im là tương đối vì 4 căn cứ sau:

- Đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động nhất định, (ví dụ, khi ta đứng im thì đó chỉ là đứng im trong vận động cơ học, còn vận động hoá học, sinh học trong cơ thể ta vẫn đang vận động);

- Đứng im chỉ xảy ra trong một thời gian xác định, (ví dụ, chúng ta chỉ có thể đứng im tạm thời không thể đứng im mãi mãi);

- Đứng im chỉ diễn ra trong một hệ quy chiếu cụ thể,(ví dụ, khi ta đứng im ở một tư thế nào đó là đứng im trong hệ quy chiếu với trái đất, nhưng đứng ngoài trái đất sẽ thấy ta cũng đang vận động vì trái đất luôn quay).

- Ngay trong trạng thái đứng im đó cũng có những nhân tố phá vỡ sự đứng im. Ví dụ, chúng ta đứng im trong hệ quy chiếu với trái đất nhưng chúng ta không thể đứng im mãi vì mỏi chân - phá vỡ sự đứng im tạm thời đó.

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022