logo

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Hàng hóa là tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 11 dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua?

A. Giá trị trao đổi.

B. Giá trị sử dụng.

C. Chi phí sản xuất.

D. Hao phí lao động.

Trả lời:

Đáp án: A. Giá trị trao đổi

Lời giải: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Hàng hóa nhé!


Hàng hóa là gì

- Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua?

Đặc điểm hàng hóa

- Là một phạm trù lịch sử tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa

- Sản xuất chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng hữu cơ hay phi vật thể.


Hai thuộc tính của hàng hóa

- Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng.

- Giá trị sử dụng

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn  nhu cầu nào đó của con người.

+ Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một vật được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.

- Giá trị hàng hóa

+ Giá trị của hàng hóa chính là hao phí sức lao động mà người sản xuất phải có để làm ra một đơn vị hàng hóa.

+ Hao phí lao động từng người sản xuất được gọi là thời gian lao động cá biệt.

+ Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa.

+ Nền sản xuất hàng hóa lượng giá trị không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động cần thiết.

+ Thời gian lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình trong những hoàn cảnh xã hội nhất định.

+ Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa.

+ Người có: TGLĐCB < TGLĐXHCT: Lãi, TGLĐCB > TGLĐXHCT: Thua lỗ.

Kết luận: Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập  mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hóa. Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa.

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 27/10/2022