logo

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

icon_facebook

Một số đặc điểm của ngân sách nhà nước


Sơ đồ tư duy về đặc điểm ngân sách nhà nước

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

Đặc điểm ngân sách nhà nước

- Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính phải được Quốc hội biểu quyết và thông qua.

Theo đó, việc thiết lập ngân sách nhà nước không chỉ dựa trên góc độ kinh tế thông qua việc dự toán các khoản thu và chi được thực hiện mà còn là vấn đề mang tính pháp lý, trong đó ngân sách nhà nước phải trải qua việc xem xét, biểu quyết thông qua tại Quốc hội như việc ban hành một đạo luật để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách.

- Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung của công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi của Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.

- Ngân sách nhà nước có thể được coi là một đạo luật.

Dự toán ngân sách nhà nước trước khi trình lên Quốc hội được soạn thảo bởi Chính phủ, do đó quy trình này phải có sự tham gia của cả cơ quan hành pháp và lập pháp.

Đặc điểm này tạo ra sự khác biệt của ngân sách nhà nước so với các loại ngân sách khác. Bản dự toán ngân sách nhà nước tại cơ quan lập pháp thể hiện sự khác biệt về phương diện pháp lý, bởi vì chỉ có ngân sách nhà nước mới trải qua quá trình Luật hoá này.

– Về mặt thời gian: Các khoản thu – chi này chỉ được thực hiện trong một năm. Tính niên hạn của ngân sách nhà nước được thể hiện quá trình thực hiện nhiệm vụ thu – chi của nhà nước; nó tồn tại trong vòng 12 tháng, có thể bao trùm năm dương lịch (từ ngày 01.01 đến 31.12 của năm) nhưng cũng có thể bắt đầu và kết thúc vào những khoảng thời gian khác nhau như: Ví dụ: có nước bắt đầu từ 1.4 của năm trước và kết thúc vào 31.03 của năm sau; có nước bắt đầu từ 01.10 của năm trước và kết thúc vào 30.9 của năm sau…

– Ngân sách nhà nước vừa là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia.


Vai trò của thu Ngân sách Nhà nước


Sơ đồ tư duy vai trò ngân sách nhà nước

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

Vai trò ngân sách nhà nước

Thu NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội, cụ thể là:

Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết nhung nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng.

Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu NSNN là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.

Huy động các nguồn tài chính của ngân sách Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

– Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lý nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

– Cần phải xác định mức huy động vào ngân sách Nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế.

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của Kinh tế thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. Kinh tế thị trường phân phối nguồn lực theo phương thức riêng của nó, vận hành theo những quy luật riêng của nó.

icon-date
Xuất bản : 01/07/2022 - Cập nhật : 02/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads