Câu hỏi: Thời Minh - Thanh, trấn Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng, giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức.
Lời giải:
Thành phố Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, giáp các tỉnh Chiết Giang, An Huy, là cái nôi sinh ra văn hóa gốm sứ và nghề chế tạo đồ gốm sứ của Giang Tây. Do có kỹ thuật sản xuất vượt trội, sản phẩm đạt chất lượng tốt mà Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Một trong những lý do tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho đồ sứ tại Cảnh Đức Trấn là phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt với sự phân công lao động rất kỹ càng. Cũng vì vậy mà những thợ tham gia vào từng khâu trong quá trình này đều rất điêu luyện. Tại Cảnh Đức Trấn, ở mọi khâu đều xuất hiện những người thợ, nghệ nhân lành nghề. Kỹ năng, kỹ thuật của họ đa phần được truyền thụ dựa trên nền tảng quan hệ huyết thống, nhưng thông thường chỉ truyền thụ trong nội tộc, tức truyền cho đầu trai, chứ không truyền cho đầu gái. Quy trình chế tác đồ sứ Cảnh Đức Trấn thường chia thành mấy công đoạn chính: tạo phôi, sửa phôi, tráng men, vẽ phôi và nung trong lò. Đồ sứ của Cảnh Đức Trấn thường có chất lượng tốt, tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú, phong cách độc đáo. Có thể nói rằng, đồ gốm sứ đại diện cho văn hóa truyền thống, rực rỡ của Trung Quốc, có giá trị lịch sử quan trọng, trong đó tiêu biểu là đồ gốm sứ của Cảnh Đức Trấn.
* Xã hội Trung Quốc dưới thời Thanh
- Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng: vương công có nhiều “hoàng trang” và địa chủ có hàng nghìn mẫu ruộng.
- Nông dân đói nghèo vì ít ruộng, sưu dịch và tố thuế nặng nề.
=> Cuối thời Minh mâu thuẫn xã hội gay gắt. Nông dân khởi nghĩa Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.
* Tình hình chính trị của Trung Quốc dưới thời Minh
Vào năm 1368, cuộc khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên và lập nên nhà Minh ở Nam Kinh (1368 – 1644).
Minh Thái Tổ rất quan tâm đến việc xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền nhằm mục đích là chấm dứt tình trạng hỗn chiến và mưu phản của các thế lực thù địch trong nước. Đến năm 1380, ông quyết định bỏ một số quan chức trong triều đình, trong đó có chức Thừa tướng, Thái úy và thay vào đó là các Thượng thư phụ trách ở các bộ. Nhà Minh đã lập ra 6 bộ (bao gồm: Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Hình bộ, Công bộ), và hoàn chỉnh bộ máy quan lại. Các quan ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình, Hoàng đế tiến hành tập trung mọi quyền lực vào trong tay mình, đồng thời, trực tiếp nắm giữ quyền hành quân đội. Hoàng đế còn tăng cường phong tức và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, và các công thần thân tín nhằm đào tạo chỗ dựa vững chắc cho triều đình.
Đến cuối thời Minh, vì việc bao chiếm và tập trung quá nhiều ruộng đất vào tay các giai cấp và tầng lớp quý tộc, địa chủ, tình trạng phân hóa giàu nghèo càng diễn ra sâu sắc. Các vương công có nhiều “hoàng trang”, ruộng đất mênh mông. Địa chủ ở địa phương có tới hàng nghìn mẫu ruộng. Ngược lại, nông dân đói nghèo vì ít ruộng, sưu dịch và tô thuế nặng nề. Vì các lẽ đó, nhiều người phải cầm ruộng, bán vợ đợ con, hoặc bỏ quê hương đi tha phương cầu thực. Khởi nghĩa nông dân cũng từ đó mà nổ ra. Cuộc nổi dây của Lý Tự Thành chính là nguyên nhân làm cho triều Minh sụp đổ.