Câu hỏi: Em hãy góp thêm ý kiến để giúp bạn Hoàng viết đúng? (Bài Cuộc họp của chữ viết - Tiếng việt 3)
Lời giải:
Theo em, bạn Hoàng cần đọc thêm nhiều bài đọc, câu chuyện để làm quen với việc đặt dấu câu của mọi người.
>>> Xem trọn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 14: Cuộc họp của chữ viết
Tìm hiểu về nhà thơ Trần Ninh Hồ
Tác phẩm:
- Vườn hoa cổng ô (truyện ngắn, NXB Văn học, 1973)
- Ở trận (truyện ngắn, NXB Giải phóng, 1976)
- Điều không ngờ tới (truyện ngắn, NXB Quân đội, 1984)
- Thư cuối năm (truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, 1985)
- Những vòng vây (kịch dài, NXB Sân khấu, 1989)
- Trăng hai mùa (thơ, NXB Giải phóng, 1976, Giải thưởng Nhà nước 2012)
- Viết cho một người (thơ, NXB Thanh niên 1990)
- Thấp thoáng trăm năm (thơ, NXB Văn hoá Thông tin, 1996, Giải thưởng Thơ Hội Nhà văn…
Có thể thấy rằng chính những cung bậc cảm xúc, những yếu tố đa sắc màu đã tạo nên một phong cách thơ Trần Ninh Hồ không thể lẫn, để người đọc không thấy nhàm chán và luôn tìm được những dòng ánh sáng chiếu trong thơ ông. Cái ánh sáng mà ông đã đón nhận và trở thành lẽ sống của đời mình: "Ấy là khi nhà thơ đã tự né mình đi cho ánh sáng tràn vào/ Đầy trang sách. Không một dòng khuất lấp/ Bởi cái bóng - nhà - thơ - thế - tục đã che đi” (Tiễn biệt nhà thơ).
Không chuyên mảng thơ tình song Trần Ninh Hồ dành nhiều thời gian để canh tác “mảnh đất” hấp dẫn này. Ông có hẳn tập thơ tuyền thơ tình: “Cho người tôi thương nhớ” (NXB Hội Nhà văn 2005). Có hay không nguyên mẫu trong thơ tình Trần Ninh Hồ? Ông cười vui vẻ, không che giấu: “Có cả nguyên mẫu và cả “Em” trong tưởng tượng”. Thậm chí, ông còn chủ động dẫn một bài thơ có nguyên mẫu rõ ràng. “Người ấy” đã giúp ông có cảm hứng để viết những câu thơ về nắng chiều Đà Lạt: “Chiều ấy nắng không dừng lại/Giống như mọi buổi chiều thôi/Thương tôi áo vàng em mặc/Cho màu chiều ấy không trôi…”. Bài thơ đã được phổ nhạc và trình bày qua tiếng hát cố NSND Lê Dung. Và đây không phải bài thơ duy nhất của Trần Ninh Hồ được các nhạc sỹ để mắt.