logo

Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước nghĩa là gì?

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước nghĩa là gì?" và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Ngữ Văn 7 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: “Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước” nghĩa là gì?

- Ý nghĩa của câu thành ngữ “Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước” là:

+ “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước” có nghĩa là 1 câu thành ngữ ám chỉ về thời tiết, khi mà lúc ếch kêu uôm uôm vào tối hôm đó thì tối đó ắt hẳn trời sẽ mưa và mưa lớn khiến cho ao chuôm để ngoài trời có thể đầy nước.

+ Đây là 1 câu thành ngữ được cha ông ta đúc kết từ xa xưa răn dạy con cháu biết cách tích trữ nước để phục vụ việc sinh hoạt – đời sống vì khi xưa hệ thống nước uống – tưới tiêu không như ngày nay.

Tại sao khi ếch kêu trời lại mưa?

- Ếch nhái hô hấp bằng da nên rất thích nghi với thời tiết ẩm ướt. Khi trời mưa, độ ẩm trong không khí đặc biệt lớn, hàm lượng hơi nước cũng nhiều. Khi đó, ếch nhái có thể hấp thụ càng nhiều oxy thông qua lớp da đã bị ướt. Lúc này ếch nhái kêu to là trạng thái phân khích khi cơ thể được giải phóng năng lượng và trở nên khoẻ mạnh để săn mồi. Đây là đặc tính loài khá đặc biệt của ếch, nhái, tuy nhiên, do ô nhiễm môi trường cũng như sự săn bắt của con người mà đến nay, số ếch nhái có trong tự nhiên rất hiếm.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về những kiến thức có liên quan đến thành ngữ nhé.


Kiến thức tham khảo về thành ngữ


1. Thành ngữ là gì?

"Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước” nghĩa là gì?

- Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt.

- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. 


2. Phân loại thành ngữ

- Thành ngữ có thể được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí, tùy thuộc mục đích nghiên cứu tìm hiểu, tra nghĩa, giải nghĩa.

- Theo nguồn gốc có thể chia thành hai loại là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán (thành ngữ Hán Việt). Ví dụ thành ngữ thuần Việt như Ăn xổi ở thì, buôn thúng bán mẹt,... thành ngữ Hán Việt như thâm căn cố đế, đồng bệnh tương liên...

- Theo thủ pháp tu từ được sử dụng có thể chia thành loại: so sánh (ví dụ như nhát như thỏ đế, cấm cảu như chó cắn,...), ẩn dụ (ví dụ như ruột để ngoài da, rán sành ra mỡ,...), đối ngẫu (ví dụ như cao chạy xa bay, lên bờ xuống ruộng,...).

- Theo số lượng từ có thể phân loại thành loại: 3 chữ như khỏe như vâm, thẳng ruột ngựa, loại 4 chữ như một nắng hai sương, đá thúng đụng nia, loại năm chữ như vắt cổ chày ra nước, dùi đục chấm mắm cáy,...

- Ví dụ về thành ngữ:

+ “Cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa”.

+ “Đứng núi này trông núi nọ”.

+ “Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước”.

+ “Mưa to gió lớn”.

+ “Ngày lành tháng tốt”.


3. Điểm khác nhau giữa thành ngữ và trạng ngữ

- Có nhiều tranh luận khác nhau giữa hai khái niệm này, vì giữa chúng có nhiều điểm tương đồng và trong nhiều trường hợp khó phân biệt chính xác được.

- Điểm chung:

+ Có phần giống nhau về hình thức cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức. 

+ Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.

+ Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người.

- Điểm khác nhau:

+ Với câu kép thì thành ngữ nếu tách riêng ra thì mỗi câu không có nghĩa cụ thể, phải đi chung với nhau. Còn tục ngữ mỗi câu đơn trong câu kép đều có nghĩa cụ thể. 

+ Thành ngữ có thể là tục ngữ, còn tục ngữ không thể xem là thành ngữ được.

+ Thành ngữ là những cụm từ cố định còn tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, xúc tích.

+ Tục ngữ là một câu đơn, kép hoàn thành, còn thành ngữ có thể là 1 cụm từ, nhiều thành ngữ không phải là câu hoàn chỉnh. Ví dụ thành ngữ “Anh hùng rơm”, tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

+ Thành ngữ là các khái niệm, có nghĩa chung, có thể hơi mơ hồ và suy ra nhiều nghĩa khác nhau. Tục ngữ có nghĩa tổng quát, phong tục, kinh nghiệm, lời khuyên, bài học được đúc kết từ nhiều thế hệ cha ông.


4. Tác dụng của thành ngữ

- Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương sử dụng rất nhiều thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

- Ở đây, Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng ở đây là thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông càng yêu thương người phụ nữ của ông hơn.

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 29/03/2022

Tham khảo các bài học khác