logo

Đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau nghĩa là gì?

Câu trả lời đúng nhất:

Đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau là câu nhận xét của Nguyễn Tất Thành về chủ trương cứu nước của cụ Phan Bội Châu: cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp, việc làm này giống như “Đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”.

Vậy Đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau là gì? Sau đây Toploigiai sẽ cùng bạn giải thích và tìm hiểu khái quát về Cụ Phan Bội Châu nhé!


1. Khái quát sơ qua về Phan Bội Châu

Đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau nghĩa là gì

Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San . Vì chữ San trùng với tên húy của vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu. Hai chữ "Bội Châu" trong tên của ông lấy từ câu: [Thành trung nga mi nữ châu bội hà san san]".

Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Tên gọi Sào Nam được lấy từ câu [Việt điểu sào nam chi, nghĩa là Chim Việt làm tổ cành Nam]". Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán , Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán,..

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội "Sĩ tử Cần Vương" (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).

Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An.

>>> Xem thêm: Phan Bội Châu và xu hướng bạo động


2. Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu

Phan Bội Châu là “ bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” ( Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Sđd, tr 70). Tên tuổi của Ông gắn với cuộ đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam 25 năm đầu thế kỉ XX.

Phan Bội Châu đã xác định phương pháp cách mạng là bạo đông vũ trang cần thiết là đúng vì bản chất của các thế lực thù địch là chúng chống phá ta bằng quân sự vì vậy phải bạo động quân sự. Ông cũng đã thành lập các tổ chức cách mạng bao gồm hội Duy Tân, hội Cống Hiến được thành lập ở Tokyo, cơ quan liên lạc và Công hội Thương đoàn được thành lập ở Hồng Kông. Tiếp đó Ông tổ chức phong trào Đông Du (1905- 1908) đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Phan Bội Châu đã gửi học sinh sang trường Học hiệu Chấn Võ tại Tokyo cùng với trường Thư viện Đồng Văn Tokyo. Tuy nhiên đến tháng 8/1908 chính phủ Nhật cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh kể cả Phan Bội Châu về nước. Giữa lúc cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911), ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang Phục Hội (1912) với mục đích tập hợp lực lượng đánh đuổi Pháp khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam. Sự ra đời của Việt Nam Quang Phục Hội đánh dấu sự phát triển trong tư tưởng của Phan Bội Châu từ quân chủ lập hiến lên dân chủ tư sản.

Năm 1912, trong cuộc “Đại hội nghị” tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam, đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế. Việt nam Quang Phục hội nhiều lần cử người về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ và tay sai, thực hiện các cuộc bạo động lẻ tẻ. Mặc dù gây được tiếng vang nhưng thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố, nhiều người bị bắt và bị giết.

Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị bắt và bị giam ở nhà tù Quảng Đông

( Trung Quốc). Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội nói riêng và cách mạng Việt nam nói chung gặp khó khăn.

Ngày 30-6-1925, Ông bị giam lỏng ở Huế và mất ngày 20-10-1940.

>>> Xem thêm: Mục đích cơ bản phong trào Đông du của Phan Bội Châu là


3. Đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau nghĩa là gì?

    Đau xót chứng kiến nỗi thống khổ, cảnh lầm than của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp, cũng như nhiều sĩ phu và thanh niên trí thức yêu nước lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thành đã sớm có ý chí đuổi Pháp, giải phóng đồng bào. Rất khâm phục các sĩ phu dũng cảm tìm đường đấu tranh cứu dân, cứu nước nhưng người thanh niên Nguyễn Tất Thành cũng sớm nhận ra những hạn chế trong con đường của các vị ấy… Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiện cải lương, việc này “chẳng khác nào xin nhận rủ lòng thương”. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, đã trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng còn nặng cốt cách phong kiến, mà con đường theo lập trường phong kiến thì đã hết thời….

     Đuổi hổ của trước rước beo của sau là câu nói của Nguyễn Tất Thành nói về chủ trương cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để chống Pháp chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” vì bản chất của cả Pháp và Nhật đều là đế quốc

---------------------------------

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn trả lời câu hỏi Đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau nghĩa là gì? Và cung cấp một số thông tin về cụ Phan Bội Châu. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022