logo

Dung dịch metylamin trong nước làm chuyển màu gì?

Trắc nghiệm: Dung dịch metylamin trong nước làm chuyển màu gì?

A. quỳ tím hóa xanh.

B. phenolphtalein hoá xanh.

C. quỳ tím không đổi màu.

D. phenolphtalein không đổi màu

Lời giải:

Đáp án đúng: A. quỳ tím hóa xanh.

Dung dịch metylamin trong nước làm quỳ tím hóa xanh.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về Amin nhé!

1. Khái niệm Amin

- Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon. Ví dụ:

Dung dịch metylamin trong nước làm chuyển màu gì?

- Công thức tổng quát của amin:

CxHyNz (x, y, z thuộc N*; y ≤ 2x + 2 + z; y chẵn nếu z chẵn; y lẻ nếu z lẻ).

hoặc    CnH2n+2-2k+tNt (n thuộc N*; k thuộc N; t thuộc N*).

Số liên kết pi + số vòng trong phân tử amin = (2x + 2 + t - y)/2.

Nếu là amin bậc I thì công thức tổng quát có thể đặt là: CnH2n+2-­2k-t(NH2)t..

2. Phân loại Amin

Thông thường, người ta chia 2 Amin theo 2 cách thông dụng nhất:

a. Theo đặc điểm cấu tạo của các gốc hidrocacbon: Amin béo, Amin thơm và Amin có vòng dị. Dưới đây mình sẽ lấy ví dụ dễ thấy nhất về 3 loại này là Anilin, Etylamin và Piridin.

Dung dịch metylamin trong nước làm chuyển màu gì? (ảnh 2)

b. Phân loại theo bậc của Amin:

Khái niệm bậc Amin: Là số nguyên tử hidro trong phân tử NH3 bị thay thế bằng gốc hidrocacbon. Như vậy, nếu chia theo phương pháp này, Amin sẽ có 3 loại tương ứng với Amin Bậc 1, Amin bậc 2 và Amin bậc 3

Dung dịch metylamin trong nước làm chuyển màu gì? (ảnh 3)

3. Danh pháp của Amin

a) Cách gọi tên theo danh pháp gốc – chức : ank + yl + amin 

b) Cách gọi tên theo danh pháp thay thế : ankan + vị trí + amin 

c) Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin

Hợp chất

Tên gốc – Chức

Tên thay thế

Tên thông thường

CH3–NH2 metylamin  metanamin  
CH3–CH(NH2)–CH3 isopropylamin propan-2-amin  
CH3–NH–C2H5 etylmetylamin N-metyletanamin  
CH3–CH(CH3)–CH2–NH2 isobutylamin 2-metylpropan-1-amin  
CH3–CH2–CH(NH2)–CH3 sec-butylamin butan-2-amin  
(CH3)3C–NH2 tert-butylamin 2-metylpropan-2-amin  
CH3–NH–CH2–CH2–CH3 metylpropylamin N-metylpropan-1-amin  
CH3–NH–CH(CH3)2 isopropylmetylamin N-metylpropan-2-amin  
C2H5–NH–C2H5 dietylamin N-etyletanamin  
(CH3)2N–C2H5 etyldimetylamin N,N-dimetyletanamin  
C6H5–NH2 phenylamin benzenamin anilin

Chú ý:

- Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c… 

- Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính, N có chỉ số vị trí nhỏ nhất. Đặt một nguyên tử N trước mỗi nhóm thế của amin - Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino. 

Ví dụ: CH3CH(NH2)COOH (axit 2-aminopropanoic)

4. Các đồng phân của Amin

Ta có một số đồng phân của Amin như sau:

– Đồng phân về mạch cacbon

– Đồng phân vị trí nhóm chức

– Đồng phân về bậc của amin

5. Tính chất vật lý của Amin

- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Các amin thơm là chất lỏng hoặc chất rắn và dễ bị oxi hóa.

- Các amin đều độc.

6. Tính chất hóa học của Amin

a. Tính bazơ

*Giải thích tính bazơ của các amin

- Do nguyên tử N trong phân tử amin còn cặp e chưa sử dụng có khả năng nhận proton.

*So sánh tính bazơ của các amin

- Nếu nguyên tử N trong phân tử amin được gắn với gốc đẩy e (gốc no: ankyl) thì tính bazơ của amin mạnh hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.

- Nếu nguyên tử N trong phân tử amin gắn với các gốc hút e (gốc không no, gốc thơm) thì tính bazơ của amin yếu hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này không làm xanh quỳ tím.

- Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu.

b. Các phản ứng thể hiện tính bazơ

* Phản ứng với dung dịch axit

CH3NH2 + H2SO4 → CH3NH3HSO4

2CH3NH2 + H2SO4 → (CH3NH3)2SO4

CH3NH2 + CH3COOH → CH3NH3OOCCH3

*Phản ứng với dung dịch muối tạo bazơ không tan

2CH3NH2 + MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2CH3NH3Cl

c. Phản ứng nhận biết bậc của amin

- Nếu là amin bậc I khi phản ứng với HNO2 tạo khí thoát ra:

RNH2 + HNO→ ROH + N2 + H2O

Anilin phản ứng tạo muối điazoni ở 0 → 50C:

C6H5NH+ HNO2 → C6H5N2+Cl- + 2H2O

- Nếu là amin bậc II thì tạo hợp chất nitrozo màu vàng nổi trên mặt nước:

RNHR’ + HNO2 → RN(NO)R’ + H2O

- Amin bậc III không có phản ứng này.

d. Phản ứng nâng bậc amin

RNH2 + R’I → RNHR’ + HI
RNHR’ + R’’I → RNR’R’’ + HI

e. Phản ứng riêng của anilin

- Anilin là amin thơm nên không làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

- Anilin tạo kết tủa trắng với dung dịch nước Brom:

Dung dịch metylamin trong nước làm chuyển màu gì? (ảnh 4)

→ Phản ứng này được dùng để nhận biết anilin.

7. Điều chế Amin

a) Điều chế bằng phương pháp thay thế nguyên tử H của phân tử amoniac

Dung dịch metylamin trong nước làm chuyển màu gì? (ảnh 5)

b) Khử hợp chất của nitro

Anilin và các amin thơm thường được điều chế thông qua phương pháp nitrobenzen (hoặc dẫn xuất nitro tương ứng) bởi những hiđro mới sinh nhờ tác dụng của kim loại (như Fe, Zn…) với axit HCl. Ví dụ:

Dung dịch metylamin trong nước làm chuyển màu gì? (ảnh 6)

8. Ứng dung Amin

Các amin có nhiều ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ, tạo ra các sản phẩm có ứng dụng làm tơ, phẩm nhuộm, dược phẩm.

- Một số ứng dụng của dimetylamin

+ Sản xuất dung môi

2C2H6NH + CS2 → [C2H6NH2] + [C2H6NCS2]- 
                               Dimetyldithiocacbamat 

+ Dimetyl amin là tiền chất cho một vài hợp chất có tầm quan trọng công nghiệp 

+ Vũ khí hóa học tabun (C5H11N2O2P) có nguồn gốc từ dimetylamin 

+ Dimetylamin là nguyên liệu thô cho sản xuất nhiều hóa chất nông nghiệp và dược phẩm 

- Một số ứng dụng của anilin

+ Sản xuất polime.

+ Sản xuất chất dẻo (anilin-fomanđehit,...) 

Rán, nướng các loại thức ăn giàu protein ở nhiệt độ cao tạo ra các amin dị vòng. Các chất này xuất hiện nhiều nhất ở những phần giòn, phần cháy khét và ở mặt ngoài của thực phẩm chiên nướng.

icon-date
Xuất bản : 04/03/2022 - Cập nhật : 06/03/2022