logo

Đột biến NST gồm các dạng là

icon_facebook

Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ. Nhiễm sắc thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới. Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.


Câu hỏi: Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng là

A. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.

B. Thêm đoạn và đảo đoạn NST.

C. Lệch bội và đa bội.

D. Đa bội chẵn và đa bội lẻ.

Trả lời :

Đáp án đúng là: A. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.

Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.

>>> Xem thêm: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Đột biến nhiễm sắc thể là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng nhiễm sắc thể. Đột biến có thể xảy ra ở một cặp nhiễm sắc thể nào đó hoặc ở toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. Loại đột biến này phát sinh có thể là do các tác nhân mạnh trong ngoại cảnh (tia phóng xạ, hóa chất, sự biến đổi đột ngột của nhiệt độ) hoặc những rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào, dẫn đến sự phân li không bình thường của các cặp nhiễm sắc thể. Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.

- Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST. Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc 1 số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả các bộ NST. Các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể: thể dị bội và thể đa bội.

Như vậy, qua giải thích trên ta thấy được rằng, đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST

Đột biến NST gồm các dạng là

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về đột biến NST

Câu 1: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác dụng của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

A. Phá vỡ cấu trúc NST

B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

C. NST gia tăng số lượng trong tế bào

D. cả A và B đều đúng

Đáp án đúng là: D

Câu 2: Các dạng đột biến cấu trúc NST được gọi là:

A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đạo, lặp đoạn

D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn

Đáp án đúng là: C

Câu 3: Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một số cặp NST trong giảm phân, tạo nên:

A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng

B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng

C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng

D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng

Đáp án đúng là: B

Câu 4: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:

A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào

B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào

C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính

D. Chỉ xảy ra ở NST thường

Đáp án đúng là: B

Câu 5: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:

A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

Đáp án đúng là: D

-------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi các dạng đột biến nhiễm sắc thể gồm có các dạng là dạng nào và một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về đột biến cấu trúc NST và số lượng NST. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho học tập, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/06/2022 - Cập nhật : 08/07/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads