logo

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể thuộc đột biến

icon_facebook

Đột biến cấu trúc NST dẫn đến những biến đổi cấu trúc khác nhau trên NST. Gồm 4 dạng đột biến câu trúc NST, với những vai trò, chức năng và biến đổi khác nhau. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể thuộc đột biến lặp đoạn


Câu hỏi: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể thuộc đột biến:

A. Mất đoạn

B. Lặp đoạn

C. Đảo đoạn

D. Chuyển đoạn

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Lặp đoạn.

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể thuộc đột biến lặp đoạn.

>>> Xem thêm: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp nhiễm sắc thể thuộc ĐB


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án B

Từ những phân tích của các nhà nguyên cứu, ADN và Protein là hai yếu tố chính cấu thành nên nhiễm sắc thể. Trong đó, protein thường ở dạng khối cầu, chúng được bao quanh bởi các phân tử ADN, người ta gọi mỗi phần như vậy là một đơn vị cấu trúc nhiễm sắc thể - nuclêôxôm. Hình thành nên cấu trúc nhiễm sắc thể với các hình dáng tương đối đa dạng ở các cá thể khác nhau. Và với một số tác nhân bên trong và bên ngoài môi tường, gây ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể gay nên hiện tượng gọi là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Lặp đoạn là một trong số các dạng đột biến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho 1 đoạn NST lặp lại 1 hay nhiều lần, dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST. Do đó, Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể thuộc đột biến lặp đoạn.

Như vậy lựa chọn B là đúng

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể thuộc đột biến

>>> Xem thêm: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền là


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức

Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là

A. Đột biến mất đoạn.

B. Đột biến đảo đoạn,

C. Đột biến lặp đoạn.

D. Đột biến chuyển đoạn.

Đáp án C

Câu 2: Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể thường gây nên hậu quả là

A. Thường làm thay đổi cường độ biểu hiện của tính trạng.

B. Thường làm giảm khả năng sinh sản.

C. Thường gây chết đối với thể đột biến.

D. Thường không ảnh hưởng đến sức sống.

Đáp án A

Câu 3: Tìm số phát biểu đúng:

I. Đảo đoạn có thể làm mất cân bằng trong hệ gen

II. Đột biến lặp đoạn có thể tạo gen mới trong tiến hoá

III. Đột biến mất đoạn làm mất cân bằng trong hệ gen

IV. Đảo đoạn giữ vững mức độ hoạt động của gen

A. 2     

B. 3     

C. 4     

D. 5

Đáp án B

Câu 4: Sự trao đổi chéo bất thường giữa các crômatit trong cặp NST tương đồng ở kì đầu 1 phân bào giảm nhiễm làm xuất hiện dạng đột biến :

A. Hoán vị gen.

B. Dị bội.

C. Lặp đoạn NST.

D. Đảo đoạn NST

Đáp án C

Câu 5: Ở lúa mạch, sự gia tăng hoạt tính của enzim amilaza xảy ra do :

A. Có một đột biến đảo đoạn NST.

B. Có một đột biến lặp đoạn NST.

C. Có một đột biến chuyển đoạn NST.

D. Có một đột biến mất đoạn NST.

Đáp án B

-----------------------------------

Qua phần giải thích của Top lời giải đã giúp các bạn biết được Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể thuộc đột biến lặp đoạn. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 28/06/2022 - Cập nhật : 28/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads