logo

Đồng đẳng là gì?

Câu hỏi: Đồng đẳng là gì?

Trả lời

- Đồng đẳng là hiện tượng các chất hữu cơ có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau nhưng thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2.

- Các chất thuộc cùng dãy đồng đẳng hợp thành một dãy đồng đẳng có công thức chung.

Bạn đọc hãy cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về đồng đẳng, đồng phân qua bài viết dưới đây nhé.


I. Khái niệm đồng đẳng

 - Đồng đẳng là hiện tượng các chất hữu cơ có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau nhưng thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2.

 - Các chất thuộc cùng dãy đồng đẳng hợp thành một dãy đồng đẳng có công thức chung.

 - Sau đây là dãy đồng đẳng của các hidrocacbon

+ Ankan: CnH2n+2 (n ≥  1).

+ Anken CnH2n (n ≥ 2) .

+ Ankadien: CnH2n-2 (n ≥ 3). 

+ Ankin: CnH2n-2 (n ≥ 2).

+ Dãy đồng đẵng của benzen: CnH2n-6  (n ≥ 6)

[CHUẨN NHẤT] Đồng đẳng là gì?

II. Khái quát về đồng phân

1. Khái niệm về đồng phân

 - Đồng phân là các chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.

 - Cần chú ý phân biệt đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể (đồng phân cis – trans).

2. Đồng phân của các hidrocacbon

a. Ankan: CnH2n+2 (n ≥  1). 

- Chỉ có một loại đồng phân mạch cacbon

 b. Anken: CnH2n (n ≥ 2) . 

Đồng phân xicloankan (n ≥ 3)

Đồng phân anken 

*Đồng phân cấu tạo: 

- Đồng phân vị trí liên kết đôi (n ≥ 4);

- Đồng phân mạch C (n ≥ 4);

*Đồng phân hình học.

- Điều kiện để anken A - C(B) = C(X) - Y có đồng phân hình học: thì A # B và X # Y.

- Đồng phân hình học gồm đồng phân cis và đồng phân trans:

+ Đồng phân cis: mạch C chính cùng một phía của mặt phẳng chứa liên kết pi.

+ Đồng phân trans: mạch C chính ở khác phía của mặt phẳng chứa liên kết pi.

c. Ankadien: CnH2n - 2 (n ≥ 3). 

Đồng phân ankin

Đồng phân ankađien

- Đồng phân cấu tạo: 

+ Đồng phân vị trí liên kết đôi 

+ Đồng phân mạch C

- Đồng phân hình học.

d. Ankin: CnH2n - 2 (n ≥ 2). 

Đồng phân ankin

- Đồng phân cấu tạo: 

+ Đồng phân vị trí liên kết ba 

+ Đồng phân mạch C

- Đồng phân ankađien

e. Dãy đồng đẳng của benzen: CnH2n - 6  (n ≥ 6)

- Đồng phân cấu tạo: 

+ Đồng phân mạch nhánh.

+ Đồng phân vị trí nhánh trên vòng.


III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O, C3H9N. Chất nào liệt kê có nhiều đồng phân nhất?

A. C3H7Cl                  B. C3H8O                    C. C3H8                          D. C3H9N

Câu 2: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H4O2. Tổng số đồng phân mạch hở có thể có của X là:

A. 3                          B. 1                            C. 2                                D. 4

Câu 3: Cho các chất sau đây: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2; CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3 ; CH3-C(CH3)=CH-CH3; CH2=CH-CH2– CH=CH2 . Số chất có đồng phân hình học là bao nhiêu?

A. 2                            B. 3                                C. 1                               D. 4

Câu 4: Phân tích thành phần một ancol đơn chức X sẽ thu được kết quả là Tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng của oxi. Số đồng phân của X sẽ là:

A. 3                            B. 4                                C. 2                               D. 1

Câu 5: Số lượng ancol bậc hai, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm theo khối lượng của cacbon bằng 68,18%?

A. 2                            B. 3                                C. 4                               D. 5

Câu 6: Chất hữu cơ X công thức phân tử C6H6 mạch hở, không phân nhánh. Biết 1 mol X khi tác dụng AgNO3/NH3 dư sẽ tạo 292g kết tủa. Số đồng phân của X là bao nhiêu:

A. 1                            B. 2                                C. 3                               D. 4

Câu 7: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có chung công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là bao nhiêu

A. 4                            B. 5                                C. 8                               D. 9

Câu 8: Chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 74 đvC. Số lượng các chất có cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử của X phản ứng được với NaOH là:

A. 2                            B. 4                                C. 3                               D. 5

Câu 9: Hiđrocacbon X có chứa 16,28% khối lượng H trong phân tử. Vậy số đồng phân cấu tạo X sẽ là bao nhiêu:

A. 3                            B. 4                                C. 5                               D. 6

Câu 10: Hiđrocacbon X có tỉ khối hơi so với hiđro là 28. X có khả năng làm mất màu nước brom. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 3                            B. 1                                C. 2                               D. 4

Câu 11: Số lượng đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H10 tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng là:

A. 4                            B. 2                                C. 1                               D. 3

Câu 12: Chất X có công thức phân tử C7H8. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa Y. Phân tử khối của Y lớn hơn phân tử khối của X là 214 đvC. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:

A. 2                            B. 4                                C. 5                               D. 3

Câu 13: Khi cho brom tác dụng với hiđrocacbon X ta thu được sản phẩm có tỉ khối hơi so với oxi bằng 6,75. Số đồng phân của X là sẽ là:

A. 4                            B. 3                                C. 2                               D. 1

Câu 14: Hãy cho biết có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C5H10?

A. 5                            B. 10                              C. 11                              D. 12

Câu 15: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. But – 2 – in                      B. But – 2 – en                     C. 1,2 – đicloetan                      D. 2 – clopropen

icon-date
Xuất bản : 21/02/2022 - Cập nhật : 05/03/2022