logo

Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng và an ninh

Câu trả lời đúng nhất: Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết.

Để biết nhiều hơn về môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh,và Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng và an ninh. Toploigiai mời các bạn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


1. Giáo dục quốc phòng và an ninh là gì?

Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng và an ninh

Giáo dục quốc phòng (cách nói tắt của “Giáo dục quốc phòng và an ninh”): Là một môn học trang bị các kiến thức tổng hợp về vấn đề quốc phòng – an ninh, về các kỹ thuật quân sự để người học ý thức, được những trách nhiệm của người lao động, người chiến sĩ đối với Tổ quốc.

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể, thông qua nội dung môn học hình thành năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.

>>> Tham khảo: Ý nghĩa của môn học giáo dục quốc phòng và an ninh


2. Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng và an ninh

Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết.

a. Nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng

Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lí luận của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dụng lực lượng vũ trang nhân dân, an ninh nhân dân; về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kì.

Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luận để Đảng ta đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

b. Nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kĩ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia; đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Nhà nước quy định nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, an ninh cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị cơ sở.

c. Nghiên cứu về quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết

Nghiên cứu các kiến thức, kĩ năng chiến thuật, kĩ thuật quân sự cần thiết như: những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy chiến thuật và chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPD, RPK, B40, B41; tính năng, kĩ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lí; một số vấn đề về điều lệnh đội ngũ và chiến thuật chiến đấu bộ binh.

Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên cần quan tâm nghiên cứu đặc điểm, nguyên lí, tác dụng... hiểu rõ bản chất các nội dung kĩ thuật, chiến thuật bộ binh; về khả năng sát thương, với các phương pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả.


3. Thực trạng nghiên cứu phát triển lý luận quốc phòng, an ninh ở nước ta hiện nay

Hiện nay và trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức, nguy cơ, tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiên cứu phát triển lý luận quốc phòng, an ninh ở nư­ớc ta trong giai đoạn hiện nay, gồm nhiều vấn đề, trong đó có hai nhóm nội dung chủ yếu sau.

- Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân trong tình hình mới. Cương lĩnh xây dựng đất nư­ớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)

- Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu, phát triển Chiến lư­ợc Quốc phòng Việt Nam, Chiến lược An ninh quốc gia trong tình hình mới. Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Chiến l­ược An ninh quốc gia là mưu lược, kế sách giữ nước, giữ vững hòa bình, ổn định, trật tự, an toàn xã hội trong từng thời kỳ bằng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân, trong đó sức mạnh quân sự, an ninh là đặc trư­ng, các lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, nhằm bảo vệ toàn diện đất nước, ngăn chặn, đập tan mọi âm m­ưu, hành động phá hoại, xâm lược của các thế lực thù địch, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước bền vữn

Nghiên cứu phát triển lý luận về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030 và những năm tiếp theo cần quán triệt sâu sắc đ­ờng lối, quan điểm của Đảng đã xác định trong C­ương lĩnh, các văn kiện trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng và Chiến l­ược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

----------------------------------------

Trên đây, Top lời giải đã giải đáp cho các bạn về Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng và an ninh và cung cấp thêm kiến thức bổ sung. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này và chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 05/10/2022 - Cập nhật : 22/04/2024