logo

Đối lập với cái ác, cái thiện được thể hiện thế nào qua đoạn trích...?

icon_facebook

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Đối lập với cái ác, cái thiện được thể hiện thế nào qua đoạn trích? Đoạn thơ nói lên thái độ tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?

Lời giải 1

-    Cảnh ông Ngư vớt Vân Tiên lên và cả gia đình chạy chữa cho chàng một cách ân cần, chu đáo (ông, bà, con). Cả nhà dường như nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên.

-     Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ông Ngư: Sau khi sống Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khó của chàng, ông Ngư sẵn lò cưu mang chàng, dù chỉ là chia sẻ một cuộc sống đói nghèo “hẩm hút tương rau, nhưng chắc chắn sẽ đầm ấm tình người “Hôm mai hẩm hút với già cho vui”. Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng Vân Tiên.

-     Cuộc sống lao động của ông Ngư: Đây là một cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi ô trọc; một cuộc sống tự do phóng khoáng giữa trời cao rộng, hòa nhập bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sông nước, gió trăng, và do thế cũng đầy ắp niềm vui, bởi con người lao động tự do, tự làm chủ mình, có thể ứng phó với mọi tình thế. Cuộc sống hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ, mưu danh, tư lợi, sẵn sàng chà đạp lên cả đạo đức, nhân nghĩa...

-      Gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người động bình thường. Từng trải đời, Nguyễn Đình Chiểu hiểu rất rõ cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang (như Thái sư đương trào, Võ Công, Trịnh Hâm, Kiệm...) nhưng vẫn còn những cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khát, tồn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài (những ông Ngư, ông Tiều, chú tiểu đồng, bà dệt vải trong rừng,...).

Lời giải 2

- Ông Ngư ra tay cứu vớt Vân Tiên, lắng nghe Vân Tiên kể lại sự tình. Ông Ngư bày tỏ mong muốn Vân Tiên ở lại với mình, chỉ mong muốn làm việc nghĩa chứ không mong việc được đền ơn.

- Cuộc sống lao động thường ngày của ông Ngư: Ngày thì kéo lưới, mệt thì quăng câu dầm một cách thong thả, ung dung, tự tại. Thỉnh thoảng nghêu ngao câu hát, tắm mưa chải gió mà không quản ngại chi.

- Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả với cuộc sống lao động bình thường, ung dung tự tại của con người lao động. Đồng thời thể hiện sự cảm kích trước tấm lòng lương thiện của họ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads