logo

Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết: Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào... | Câu 3 trang 177 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Mùa xuân của tôi (soạn 2 cách)

Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?

b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.

c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.

Soạn cách 1

a. Trong phần 2 mùa xuân được gợi tả với đủ các đặc điểm:

- Màu sắc: hai màu đặc trưng đó là sông xanh, núi tím => hòa quyện tạo nên sự tươi mới và mộng mơ của thiên nhiên

- Thời tiết: mưa riêu riêu, gió lành lạnh, rét ngọt ngào,

- Âm thanh: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, trồng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

- Con người: Khoác 1 cái áo lông, ngậm một cái ống điếu mở của đi ra ngoài, gia đình đoàn tụ êm đềm, những bàn thờ phật, bàn thờ thánh, bàn thờ tổ tiên, lòng người thấy ấm ám, vui như mở hội liên hoan.

b. Mùa xuân đến đã khơi dậy sức sống mãnh liệt trong thiên nhiên và con người mọi thứ từ thiên nhiên đến con người được diễn tả “ngồi yên không chịu được”

- Cái mùa xuân thần thánh làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy

- Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

- Tim người ta dường như trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn

- “anh” cũng sống lại và thèm khát yêu thương thực sự

- Ngoài trời, ai cũng muốn yêu thương, về nhà lại cũng thấy yêu thương nữa

- Lòng anh ấm lạ lùng, miệng không nói ra nhưng trong lòng cảm thấy như hoa mới nở, bướm mói ra ràng mở hội liên hoan

=> Mùa xuân như đánh thức mọi vật, cảnh vật, con người trở nên đồng điệu cùng nhịp sống, cùng trở nên mãnh liệt và khơi dậy yêu thương trog con người.

c. Với việc chọn lọc và sử dụng ngôn ngữ giàu sức gợi cảm, cùng giọng văn nhẹ nhàng sâu lắng đôi lúc mãnh liệt khi nói về sức sống của con người khi mùa xuân tới. Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng hợp lí như so sánh, điệp từ làm cụ thể hóa nét đẹp mùa xuân, cũng như nhấn mạnh cảm xúc mà tác giả dành cho mùa xuân.

Soạn cách 2

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gơi tả từ cảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người:

- Thời tiết: có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông vượn lại, lại có cả ấm áp nồng nàn của khí xuân, hơi xuân thấm đẫm đất trời và lòng người

- Con người: Có âm thanh tiếng nhạc kêu , tiếng chèo trống, câu hát huê tình

+  Khung cảnh bàn thờ gia đình với đèn nến hương trầm

+ Tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết toát lên cùng không khí xuân ấm áp nồng nàn

b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống mãnh liệt căng tràn trong cơ thể con người “ nhự sống của con người cũng căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai như mầm con của cây cối phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti”

- Những tình cảm trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả:

+ Tình yêu với cuộc đời và khát khao sống yêu thương

+ Tình cảm gia đình trỗi dậy, hướng về tổ tiên

c. Giọng điệu tha thiết, da diết với quê hương đất BắcNgôn ngữ tinh tế, chọn lọc với các hình ảnh so sánh đặc sắc đã làm nổi bật tình yêu và nỗi nhớ da diết của tác giả với mùa xuân Hà Nội

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021