logo

Đọc hiểu Yêu xứ sở thương đồng bào

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Yêu xứ sở thương đồng bào hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Yêu xứ sở thương đồng bào đầy đủ nhất.

Đọc hiểu yêu xứ sở thương đồng bào – Đề số 32 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu được:

(1) Khi nhà thơ Lưu Quang Vũ viết mấy câu thơ “Tôi chán tất cả bạn bè tôi, mấy năm rồi họ chẳng nói được câu gì mới” thì hẳn là Vũ buồn. Nhưng nỗi buồn đó chắc chắn sẽ là lớn hơn rất nhiều nếu không xảy ra với lĩnh vực thi ca mà với lĩnh vực kiến thức đời sống, với khoa học kĩ thuật và công nghệ, bởi ở đó người ta luôn chờ đợi những tiến bộ tính theo từng phút giờ (…)

(2) Thật bất hạnh nếu chiếc máy hơi nước của thế kỉ 15 đến hôm nay vẫn tiếp tục bò lê bò càng trên phố xá đông đúc. Thật bất hạnh nếu vi trùng lao cho đến hôm nay vẫn chưa có tên là vi trùng Cốc. Thực bất hạnh nếu trong vốn từ vựng của loài người hôm nay vẫn chưa biết đến từ vacxin và thật bất hạnh khi con quỷ đậu mùa vẫn tiếp tục thò bàn tay gớm ghiếc ấn lên những gương mặt thiên thần của các em bé ngày nay.

(3) Muốn có được sự tiến bộ để vượt lên, để cho hôm nay khác hôm qua như vậy phải bắt đầu từ khát vọng. Trước hết là khát vọng của con người vượt qua tăm tối của nhận thức để tìm sự thật – sự thật của kiến thức, của chân lý khoa học. Đó cũng là khát vọng tự do của con người, bởi người ta chỉ thực sự tự do khi có đủ hiểu biết – “Tự do là tất yếu được nhận thức” (Các Mác). Đó còn là khát vọng của lòng yêu nước, yêu thương con người, muốn thay đổi cách nghĩ cách làm, làm sao cho xã hội tốt hơn, đưa cuộc sống của con người tiến lên một bước phát triển mới (…)

(Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở thương đồng bào, tr35, NXB Kim Đồng)

Câu 1. Xác định phép liên kết hình thức được sử dụng ở đoạn văn (2).

Câu 2. Theo tác giả, nhờ đâu xã hội có sự tiến bộ để hôm nay khác hôm qua? Tại sao?

Câu 3. Hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng: thật bất hạnh nếu đến giờ vẫn còn máy hơi nước, còn chưa tìm ra tên của vi trùng lao, chưa có vacxin?

Câu 4. Theo anh/chị, mỗi chúng ta cần phải làm gì để khát vọng “thay đổi cách nghĩ cách làm, làm sao cho xã hội tốt hơn” thành hiện thực?

Đáp án:

Câu 1:

- Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn 2 là: phép lặp (Thật bất hạnh nếu…)

Câu 2:

- Xã hội có sự tiến bộ để hôm nay khác hôm qua vì: Khát vọng.

- Giải thích:

+ Trước hết là khát vọng của con người vượt qua tăm tối của nhận thức để tìm sự thật – sự thật của kiến thức, của chân lí khoa học.

+ Khát vọng còn là tự do của con người, bởi con người ta chỉ tự do khi hiểu biết.

+ Khát vọng của lòng yêu nước, yêu thương con người, thay đổi cách nghĩ, cách làm để xã hội tốt hơn, đưa cuộc sống con người tiến lên.

Câu 3:

- Vì: nếu con người vẫn còn dùng máy hơi nước, chưa tìm ra tên vi trùng lao, chưa có vacxin tức là con người không có khát vọng, hoài bão. Cuộc sống con người sẽ dần đi vào bế tắc, ngõ cụt. Không có khát vọng nhân loại sẽ đi đến chỗ diệt vong.

Câu 4:

- Tự bản thân mỗi người cần có mục tiêu phấn đấu và tích cực cố gắng mục tiêu mình đã đề ra.

- Không quản ngại khó khăn, không gục ngã trước những thử thách trên con đường chinh phục khát vọng của bản thân.

- Đổi mới tư duy, suy nghĩ, cách nhìn nhận các vấn đề xung quanh. Luôn luôn tìm tòi, sáng tạo.

Đọc hiểu Yêu xứ sở thương đồng bào

Đọc hiểu yêu xứ sở thương đồng bào – Đề số 51 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

   Mùa hạ năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui có người buồn. Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lại sau cơn mưa giông chiều. Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần theo làn mưa.

  Người vui vì khoai sắn mọc trên đồi, người buồn vì nước mắt rơi trên những đồng muối hòa theo hạt mưa rơi.

  Có chú nhóc hoan hỉ mút chè ế đựng trong túi ni lông, như không hay biết có hai đứa em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang ngồi thút thít trong góc nhà mình.

   Cuộc đời này luôn có vui có buồn, như cái áo luôn có mặt trái mặt phải. Làm sao như chiếc áo may cho trẻ con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt trái cũng được may rất tinh tế, khéo léo. Để làn da trẻ con nhạy cảm không đau khi tiếp xúc với những đường gân (vì thế mà quần áo trẻ con ở nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người lớn).

  Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng sông thành sông chết.

   Làm sao để sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi buồn của người cầm cuốc cầm cày. Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ có thể lấp đầy nỗi lo của người nông dân mất đất.

  Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở.

  Tôi có đọc một truyện ngắn của Tổng thư kí tòa soạn báo Sinh viên Việt Nam – Hoa học trò mang tên “Huyền thoại phần mía ngọn”. Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần ngọn mía, để phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia?

Câu 3. Nêu 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần phía ngọn, để phần mía gốc cho người khác không? Vì sao?

Đáp án:

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia:

- Chỉ có thể là khi mình biết nghĩ đến người khác.

- Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng.

- Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở.

Câu 3:

- Biện pháp: Điệp ngữ (Làm sao…)

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng các yếu tố khác nhau trong môi trường sống để cùng tồn tại và phát triển bền vững.

Câu 4:

- Đồng ý với quan điểm

- Vì:

+ Trưởng thành là khi bạn không chỉ có thay đổi về ngoại hình mà còn thay đổi về nhận thức, suy nghĩ chín chắn, trưởng thành.

+ Trưởng thành là khi bạn biết nhận phần thiệt thòi về mình, trao yêu thương cho người khác.

+ Trưởng thành là khi bạn có lòng vị tha, bao dung trước những lỗi lầm của những người xung quanh.

Đọc hiểu yêu xứ sở thương đồng bào

Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau. Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mà mặc ai kia khổ sở

Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã tật bị nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình

(Theo Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở, thương đồng bào, Nxb Kim Đồng 2018, tr 83, 85)

Câu 1. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Tìm một câu nghi vấn có trong đoạn văn trên. Dấu hiệu nhận biết.

Câu 3. Câu Mình không nói hả giận khi người khác nhói lòng thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu: Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc

Câu 5. Thông điệp mà đọan văn gửi đến người đọc là gì?

Câu 6. Từ nội dung văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt Nghị luận

Câu 2: “Làm sao để tăng trưởng, để giàu có nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau” là câu nghi vấn trong đoạn văn. Dấu hiệu nhận biết: Từ nghi vấn “Làm sao”

Câu 3: Câu "Mình không nói hả giận khi người khác nhói lòng" thuộc kiểu câu khẳng định vì nó trực tiếp khẳng định hành động của người nói.

Câu 4: Câu "Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc" có nghĩa là nếu một người không cảm thấy đau lòng hoặc không quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Câu 5: Thông điệp của đoạn văn: Quan tâm đến cảm xúc của người khác là rất quan trọng.

Câu 6: Bài học mà em rút ra được từ đoạn văn là cần phải quan tâm đến cảm xúc và tình trạng của người khác, và không nên tự ái và chỉ lo cho riêng mình mà bỏ qua những tác động tiêu cực đến những người khác và môi trường sống của chúng ta.

icon-date
Xuất bản : 01/03/2022 - Cập nhật : 13/03/2023