logo

Đọc hiểu Xúc cảnh hay nhất

Hướng dẫn Đọc hiểu bài thơ Xúc cảnh hay nhất. Đây sẽ là tài liệu bổ ích môn Ngữ văn 12 giúp cho các em có thêm kĩ năng làm bài Đọc hiểu tốt nhất đồng thời nắm chắc nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ


1. Hai câu đề

- Biện pháp tu từ ẩn dụ nhân hóa:

+ Hoa cỏ mùa đông đang tàn lụi héo úa ngóng chờ ngọn gió của mùa xuân ẩm áp tốt lành

- Hình ảnh nhân dân lục tỉnh Nam Kỳ mong chờ sự cứu giúp , mong chờ tin độc lập

- Ngùi ngùi: Buồn, ngậm ngùi

- Ngóng: đợi chờ đến mòn mỏi

→Tâm trạng của hoa cỏ mùa đông ngóng chờ ngọn gió ẩm áp của mùa xuân chính là sự hình tượng hóa tâm trạng của tác giả. Tấm lòng tác giả đang buồn rầu hướng về quê hương, Đất nước với ước mong độc lập, thống nhất

- Câu thứ 2 là một câu hỏi " có hay không ?"

- Là câu thừa đề phụ trợ làm sáng tỏ nỗi mong đợi của tác giả ở câu trên. Câu thơ là nỗi mong ngóng có ngụ ý hoài nghi không tin, hỏi mà không có lời đáp, hỏi vào chỗ trồng không, nghe thật chua xót » Vậy là mượn cỏ cây, nói cỏ cây để nói về Đất nước và con người quê hương bộc lộ tấm chân tình sâu nặng của Đồ Chiều với quê hương


2. Hai câu thực

* Cảnh ngóng trông

- Tác giả mở mọi kênh giao tiếp từ thị giác đến thính giác để ngóng chờ, hi vọng nhưng:

+ Ải Bắc: (phía triều đình Huế) u ám mây giăng

+ Non Nam (dải đất Nam Bộ ) lầm than, bặt tiếng hồng tắt hằn hi vọng

- Nơi nào trông về cũng mờ mịt, không còn hi vọng. Giọng thơ khắc khoải, u hoài, pha lẫn thất vọng diễn tà nối lòng của nhân dân lục tỉnh đang ngóng đợi tin tức, chờ đợi hi vọng trong tâm trạng khắc khoải, chán ngán, vô vọng.


3. Hai câu luận

- Đất nước bị chia cắt Nam Bộ bị tách khỏi cơ thể của Tổ Quốc

- Lời tâm sự thâm kín, lời thế trước hiện thực đau thương của Quê hương Đất nước, khẳng định đanh thép sự kiên quyết không hợp tác với giặc bằng câu hỏi tu từ "Năng sương nay há đội trời chung?"

- 2 câu thơ có sự đối lập: "Bờ cõi xưa" với "Nắng sương nay" => hoàn cảnh của Đất nước trong 2 thời điểm khác nhau => Nỗi đau xót trước cảnh đất nước bị chia cắt, tâm trạng nặng nề u uất; đồng thời thể hiện thái độ dứt khoát, quyết liệt với kẻ thù, lòng căm thù giặc sâu sắc của tác giả và nhân dân Nam Bộ.


4. Hai câu kết

- Tiếp tục sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ bộc lộ một niềm hy vọng nhẹ nhàng mà vô cùng cao đẹp: Hy vọng có thánh để xuất hiện để soi tỏ lòng dân, để đem lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong độc lập tự do, quét sạch bè lũ cướp nước và bán nước ra khỏi bờ cõi của quê hương


Kiến thức tham khảo về bài thơ Xúc cảnh

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Trích trong “Ngư Tiêu y thuật vấn đáp"

- Viết trong thời gian cụ đồ Chiểu cuối đời, lúc Nam Bộ rơi vào tay Pháp

2. Chủ đề

Bài thơ là tâm trạng buồn đau của tác giả khi quê hương rơi vào tay giặc; đồng thời thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, cả lời nhắn gửi triều đình niềm hi vọng lẫn oán trách, mong ước đuổi giặc ra khỏi bờ cõi.

3. Tác giả

a. Cuộc đời

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai

- Quê: Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định

- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.

- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mất nặng rồi bị mù

- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiếu vang khắp lục tỉnh

- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ

=> Cuộc đời Nguyễn Đình Chiếu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân

b. Tác phẩm

- Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm tiểu biểu, độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 2082 câu thơ lục bát (có dị bản dài 2246 câu thơ lục bát).

- Qua cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, tác giả đã ca ngợi tư tưởng nhân nghĩa, lên án bọn lừa thầy phản bạn, lũ bất lương, đồng thời khẳng định trung, hiếu, tiết, hạnh là đạo lí cao đẹp.

 "Trai thời trung, hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình".

3. Bài thơ Xúc Cảnh

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông!",

Chúa xuân đâu hỡi, có hay không?

Mây giăng ải bắc trông tin nhạn,

Ngày xế non nam bặt tiếng hồng.

Bờ cối xưa đà chia đất khác,

Nắng sương nay há đội trời chung.

Chừng nào thánh đế ân soi thấu,

Một trận mưa nhuần rửa núi sông.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 19/11/2022