logo

Đọc hiểu Mùa xuân xanh

Hướng dẫn “Đọc hiểu Mùa xuân xanh” với những kiến thức cực kì hay và bổ ích tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo về môn Ngữ văn 12.


 Đọc hiểu Mùa xuân xanh - Đề đọc hiểu số 1

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi.

MÙA XUÂN XANH

Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ở trên cao, lá ở cành

Lúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh

Tôi đợi người yêu đến tự tình

Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy

Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

(Nguyễn Bính)

Câu 1: Bài thơ trên thuộc khuynh hướng văn học nào? 

Câu 2: Hãy chỉ ra các sắc xanh được tác giả gợi tả trong bài thơ và cho biết các sắc xanh đó được tác giả gợi tả theo trình tự như thế nào? 

Câu 3: Nhận xét hình thức nghệ thuật ở hai dòng thơ? 

Lúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng quanh.

Câu 4: Viết đoạn văn có độ dài từ từ 5 đến 7 câu trình bày cảm xúc của bản thân về vẻ đẹp ngập tràn sắc xanh của bài thơ? 

[ĐÚNG NHẤT] Đọc hiểu Mùa xuân xanh

Trả lời:

Câu 1: Bài thơ thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn.

Câu 2:

- Bài thơ gợi lên bạt ngàn sắc xanh từ mọi tầng không gian: trời xanh, lá xanh, lúa xanh, cỏ xanh, tre xanh, thắt lưng xanh,… Các sắc xanh này giao hòa, lan tỏa.

- Các sắc xanh được gợi tả theo trình tự: khái quát -> cụ thể, cao -> thấp, gần -> xa.

Câu 3: Hai câu thơ “Lúa ở đồng tôi và lúa ở/ đồng nàng và lúa ở đồng quanh” sử dụng cách ngắt câu thành hai dòng có tác dụng làm cho nhịp thơ liền mạch, câu thơ có sự độc đáo và nhấn mạnh sắc xanh của không gian đồng tôi, đồng nàng, đồng quanh.

Câu 4: 

- Sắc xanh trong bài thơ Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính thể hiện vẻ đẹp căng tràn, tươi mới của mùa xuân và mối giao hòa giữa thiên nhiên và con người.

- Vẻ đẹp ấy tạo cho con người sự hứng khởi,vui tươi và rộn rã. Đồng thời, sự ngập tràn sắc xuân trong bài thơ cho thấy một hồn thơ trẻ đầy lãng mạn, yêu đời.


 Đọc hiểu Mùa xuân xanh - Đề đọc hiểu số 2

MÙA XUÂN XANH

Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ở trên cao, lá ở cành

Lúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh

Tôi đợi người yêu đến tự tình

Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy

Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

(Nguyễn Bính, theo Thơ Nguyễn Bính, NXB Giáo dục, 2002)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Bài thơ đã gợi tả những sắc xanh gì? Qua đó tác giả đã thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào?

Câu 3: Hình ảnh cái thắt lưng xanh gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Trả lời:

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ thất ngôn. 

Câu 2: 

- Bài thơ gợi lên bạt ngàn sắc xanh từ mọi tầng không gian: trời xanh, lá xanh, lúa xanh, cỏ xanh, tre xanh, thắt lưng xanh,… Các sắc xanh này giao hòa, lan tỏa. 

- Nhà thơ đã thể hiện vẻ đẹp căng tràn, tươi mới của mùa xuân và mối giao hòa giữa thiên nhiên và con người. 

Câu 3: Trên nền không gian tươi mới của mùa xuân, nổi bật lên hình ảnh cái thắt lưng xanh của người con gái. Đó là màu xanh của tuổi trẻ, của tình tình yêu và hi vong. Vẻ đẹp của thiên nhiên đã hòa làm một với vẻ đẹp của con người. 


Đọc hiểu Mùa xuân xanh - Đề đọc hiểu số 3

MÙA XUÂN XANH

Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ởtrên cao, lá ở cành

Lúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh

Tôi đợi người yêu đến tự tình

Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy

Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

(Nguyễn Bính)

Câu 1: Viết một câu văn trả lời câu hỏi: Nguyễn Bính là ai?

Câu 2: Bài thơ đã nói tới những sắc xanh nào? Câu thơ nào khái quát được nét đặc sắc của mùa xuân được miêu tả trong bài thơ?

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật của hai câu thơ: “Lúa ở đồng tôi và lúa ở – Đồng nàng và lúa ở đồng anh”.

Câu 4: Anh (chị) hiểu câu thơ “Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh” theo nghĩa nào trong các nghĩa sau:

a) Cỏ nằm đợi tiết thanh minh đến có mưa xuân để được xanh lại, tốt tươi.

b) Cỏ nằm đợi tiết thanh minh có hội đạp thanh (đạp cỏ) trai gái tụ tập đông vui.

c) Cỏ nằm đợi tiết thanh minh có lễ tảo mộ, người ta xén cỏ, làm mới ngôi mộ.

Trả lời:

Câu 1: Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới Việt Nam (1932 – 1945).

Câu 2:  Bài thơ đã gợi lên bạt ngàn sắc xanh từ mọi tầng không gian: trời xanh, lá xanh, lúa xanh, cỏ xanh, tre xanh, thắt lưng xanh,… Các sắc xanh này giao hoà, lan toả và nổi bật nhất chính là cái thắt lưng của người con gái. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện vẻ đẹp tươi mới, căng tràn của mùa xuân và mối giao hoà giữa thiên nhiên và con người.

Câu 3: Hai câu thơ được viết theo lối vắt dòng, cùng với sự lặp lại (điệp) một số từ như “và”, “ở”, “đồng”, “lúa”,… tạo nên sự tiếp nối, toả lan, giao hoà, trùng điệp của những sắc xanh; diễn tả cảm xúc ngất ngây, phơi phới của tác giả..

Câu 4: Theo em hiểu thì câu thơ “Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh” có nghĩa là cỏ nằm đợi tiết thanh minh đến có mùa xuân để được xanh lại, tốt tươi. 

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 19/11/2022